Mới nhất

CÁC CƠ SỞ HẠ TẦNG CHO PHÁT TRIỂN TMĐT

By phantuanduy - Sunday, April 7, 2013 No Comments

1. CÁC NỀN TẢNG CHÍNH SÁCH KINH TẾ, XÃ HỘI
·        MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA: Sáu yếu tố được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng đến sự phát triển của TMĐT bao gồm :
ü Các quan điểm, chính sách của chính phủ về vai trò, sự phát triển của TMĐT trong nền kinh tế chung của quốc gia
ü  Môi trường xã hội và văn hoá như mặt bằng trình độ dân trí của người dân, thói quen sinh hoạt, …
ü  Môi trường kinh doanh của quốc gia.
Môi trường kinh doanh là tập hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay có ảnh hưởng đến việc duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng nhằm đạt mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp mong muốn.
·         Các yếu tố bên trong: gồm 4 yếu tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được là Tài chính, Nhân sự, Công nghệ, Văn hoá.
·         Các yếu tố bên ngoài: Những yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được như: Kinh tế, Nhân khẩu, Tự nhiên, Công nghệ, Chính trị, Văn hoá…
Dễ thấy rằng với sự thay đổi trong quan điểm của chính sách kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường như hiện nay, TMĐT ở Việtnam có thể phát triển tốt.
ü Sự hoàn thiện của môi trường pháp lý về TMĐT .
ü Nhận thức của nguời tiêu dùng và các doanh nghiệp về TMĐT(Tham khảo bài về Hải dương ở cuối trang)
ü Hạ tầng cơ sở về công nghệ thông tin và truyền thông.
Tham khảo sự đánh giá về môi trường quốc gia VN năm 2009.
·        MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ: Có nhiều vấn đề liên quan đến thuế quan, bảo hộ, bản quyền…mỗi quốc gia có những quy định khác nhau cần phải có sự thỏa thuận quốc tế để bảo vệ quyền lợi cho các bên trong những vụ buôn bán qua biên giới.

2. NHÂN LỰC
¨     DOANH NGHIỆP
¨     KHÁCH HÀNG
TM trong khái niệm TMĐT liên quan đến mọi giới, từ người tiêu thụ đến người sản xuất, phân phối, các cơ quan chính phủ, các nhà công nghệ…Áp dụng TMĐT nảy sinh 2 đòi hỏi về con người: Một là tất cả mọi người đều phải thành thạo về khả năng làm việc trên mạng, nói khác phải thành thạo về các kĩ năng sử dụng máy vi tính. Hai là có một đội ngũ chuyên gia tin học giỏi, nhanh, nắm bắt kịp thời các CNTT mới phát triển để phục vụ cho TMĐT, có khả năng thiết kế các phần mềm đáp ứng được nhu cầu hoạt động của nền kinh tế số hóa, tránh bị động và lệ thuộc vào các nước khác. Khi sử dụng internet và các website thì một yêu cầu tự nhiên nữa với mọi người là phải có vốn tiếng Anh, ngôn ngữ chủ yếu của mạng, của TMĐT, đủ để hiểu hết những thông tin tải trên đó. Điều này dẫn đến sự thay đổi trong chương trình đào tạo của quốc gia muốn thúc đẩy hoạt động kinh tế đủ khả năng tham gia vào TMĐT.
Về nhân lực cho TMĐT
Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định cho sự thành công của bất cứ hoạt động nào. Nhân lực cho sự phát triển TMĐT bao gồm 3 loại:
·        Người lãnh đạo
 Một doanh nghiệp muốn ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử thì phải nhận thức một cách đúng đắn về bản chất, vai trò và hình thức hoạt động của Thương mại điện tử. Đây là yếu tố được đánh giá là phải đi trước một bước để phát triển Thương mại điện tử. Trong vấn đề này vai trò của người lãnh đạo trong doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng và quyết định.
·        Nhân lực về nghiệp vụ: đó là bộ phận sẽ ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ phận này phải am hiểu kiến thức về nghiệp vụ thương mại, ngoại thương, sử dụng tốt ngoại ngữ trong giao dịch với đối tác nước ngoài và am hiểu các kiến thức về TMĐT…
·        Nhân lực kỹ thuật: là bộ phận kỹ thuật đảm bảo cho hệ thống kỹ thuật hoạt động ổn định, có khả năng khắc phục các sự cố và phát triển các tiện ích, công cụ kỹ thuật mới đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động giao dịch thông qua các phương tiện điện tử.
Tham khảo bài khảo sát về tình hình nhân lực ở Hải dương

Nhân lực cho ngành TMĐT: thiếu và yếu

Thứ Tư,  3/12/200822:04 (GMT+7)
Phóng to

Thu nhỏ

Add to Favorites

In bài

Gửi cho bạn bè
Nhân lực cho ngành TMĐT: thiếu và yếu
(TBKTSG Online) - Thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển nhất định, Chính phủ và doanh nghiệp đang nỗ lực đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật và hoàn chỉnh khung pháp lý, riêng yếu tố đào tạo nhân lực cho ngành này hầu như còn bỏ ngỏ.
Đó là thông tin từ Diễn đàn- Triển lãm thương mại điện tử Việt Nam 2008, tổ chức bởi Bộ Công Thương kết hợp với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin tại TPHCM ngày 3-12.
Khoảng trống lớn về nhân lực
Ông Dương Hoàng Minh, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, cho biết, khoảng trống lớn về nhân lực có kiến thức TMĐT đang gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam khi thích nghi với các phương thức giao dịch thương mại nước ngoài.
Ông Minh nhận định, đào tạo nhân lực cho ngành TMĐT không dễ, bởi lao động trong ngành này phải đáp ứng được nhiều yêu cầu chuyên môn cao vì TMĐT được tiến hành trong môi trường điện tử, nền tảng của TMĐT là công nghệ thông tin.
Khảo sát của cục đối với 108 đại học và cao đẳng trên toàn quốc cho thấy, trong số 49 trường đại học và cao đẳng đã giảng dạy TMĐT, chỉ có 2 trường thành lập khoa TMĐT, 11 trường có bộ môn TMĐT, các trường còn lại điều giảng viên bộ môn khác giảng dạy hoặc mời giảng viên thỉnh giảng cho môn học này. Số trường đào tạo chưa nhiều và chất lượng giảng viên thực sự đáng lo ngại. Hiện chỉ có 15% trường có giảng viên được đào tạo chuyên ngành về TMĐT, 45% trường có giảng viên được bồi dưỡng thêm, gần 50% trường có giảng viên tự nghiên cứu để giảng dạy bộ môn này.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh, trưởng khoa TMĐT, Đại học Thương Mại Hà Nội, bày tỏ, khó khăn lớn nhất của các trường hiện nay là không có sẵn đội ngũ giáo viên cho lĩnh vực này. Các trường phải tự thân xây dựng dần đội ngũ giáo viên bằng bồi dưỡng, đào tạo bổ sung, chuyển đổi giáo viên từ các chuyên ngành có liên quan cùng tham gia. Cùng với bất cập về chất lượng đội ngũ giáo viên, thì chương trình đào tạo còn manh mún và chưa thống nhất.
Tiến sĩ Minh cho biết, chương trình đào tạo hiện được xây dựng thông qua việc thu thập, nghiên cứu chương trình nước ngoài kết hợp với khảo sát và trao đổi trực tiếp. “Khâu yếu nhất trong quá trình đào tạo là đào tạo kỹ năng thực tế cho sinh viên, bởi chương trình học nặng về lý thuyết, thiếu cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và thực hành, năng lực hướng dẫn của giáo viên còn hạn chế…”, ông Minh nói.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đứng ngoài cuộc
Đại diện từ các trường đại học, cao đẳng kiến nghị: hoạt động đào tạo TMĐT đã có những bước thay đổi nhất định nhưng đến nay vẫn chưa có cuộc điều tra toàn diện nào được tiến hành để làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, định hướng cho các cơ sở đào tạo gắn kết nhu cầu của doanh nghiệp với mình.
Thêm vào đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên ban hành khung chương trình TMĐT để tạo điều kiện cho các trường xây dựng chương trình dạy phù hợp hơn. Hiện TMĐT chỉ mới có trong chương trình giảng dạy của ngành quản trị kinh doanh và hệ thống thông tin quản lý.
Vụ Giáo dục Đại học thuộc Bộ Giáo Dục và Đào tạo giải thích, họ chưa có dịp tiến hành khảo sát việc đào tạo chuyên ngành TMĐT ở các trường đại học, cao đẳng vì theo quy định, việc đào tạo chuyên ngành là do các trường tự quyết định thực hiện còn bộ chỉ quản lý ngành đào tạo ở các trường mà thôi.
Vụ Giáo dục Đại học cũng khẳng định, đến nay chưa có trường đại học, cao đẳng nào đăng ký đào tạo ngành TMĐT với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Do đó, mặc dù môn học này đã được triển khai ở các trường đại học, cao đẳng nhưng vụ vẫn chưa thể nắm rõ chuyên ngành TMĐT tại các trường có bao nhiêu đơn vị học phần, khối lượng kiến thức ra sao…
Ông Nguyễn Văn Huân, khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Thái Nguyên, nhấn mạnh đã đến lúc Bộ Giáo dục và Đào tạo cần vào cuộc vì các trường đại học, cao đẳng và doanh nghiệp không thể làm một mình. “Để có nguồn nhân lực chất lượng cho ngành TMĐT, thực sự cần cái bắt tay chặt chẽ giữa nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công Thương trong thời gian tới”, ông Huân nói.

3.     CÔNG NGHỆ

a.     MẠNG VIỄN THÔNG: Các đường truyền dẫn phủ sóng khắp nơi
b.    MẠNG THÔNG TIN : MẠNG INTERNET
c.      CÔNG NGHIỆP NỘI DUNG THÔNG TIN
TMĐT không phải là một sáng kiến ngẫu hứng, mà là kết quả của sự phát triển kĩ thuật số hóa của CNTT, mà trước hết là của kĩ thuật máy tính. Vì thế chỉ có thể thực hiện TMĐT khi đã có một cơ sở hạ tầng về CNTT vững chắc. Hạ tầng CNTT chỉ có giá trị khi bao hàm thêm tính hiệu quả của hệ thống nghĩa là chi phí trang bị các phương tiện CNTT như điện thoại, vi tính…và chi phí cho đường truyền mạng viễn thông như phí điện thoại, phí nối mạng…phải rẻ ở mức để đông đảo người sử dụng có thể tiếp cận được. Điều này có ý nghĩa thật to lớn đối với các nước đang phát triển như Việt nam. Mặt khác, các đường liên lạc qua mạng Viễn thông cũng phải có sự phát triển tương xứng, phủ sóng đến mọi miền, có khả năng nối liền từ trong nước ra ngoài nước… Mặt khác, hạ tầng cơ sở CNTT chỉ có thể có hoạt động tin cậy trên nền tảng công nghệ điện năng vững chắc, ổn định bảo đảm cung cấp điện năng với giá cả hợp lý.
Tham khảo phần khảo sát về công nghệ ở tỉnh Hải dương.
4.     PHÁP LÝ
Bao gồm các quy định có tính pháp lý nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên trong giao dịch TMĐT, bảo đảm quyền lợi của tất cả các thành phần tham gia…
Luật pháp về TMĐT cần tập trung giải quyết những mục tiêu sau:
·        Củng cố sự tin tưởng của các bên tham gia vào một giao dịch TMĐT rằng giao dịch này được xem là có giá trị pháp lý và có khả năng thực hiện.
·        Nâng cao sự an toàn thông tin trong các giao dịch.
·        Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh của các công ty hoạt động trong môi trường của TMĐT.
·        Bảo vệ người tiêu dùng.
Tham khảo :Một số vấn đề pháp lý cho TMĐT
Hệ thống các văn bản pháp lý phục vụ cho việc đạt những mục tiêu trên, hiện nay có thể kể:
a.     LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.
b.     LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ


c.      NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG TMĐT TRONG CÁC BỘ LUẬT NHƯ LUẬT DÂN SỰ, HÌNH SỰ, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN…
d.     PHÁP LỆNH, NGHỊ ĐỊNH …NHƯ PHÁP LỆNH VỀ QUẢNG CÁO, NGHỊ ĐỊNH VỀ INTERNET…
Khi một quốc gia đã khẳng định được là chính CNTT và TMĐT là cơ hội cho sự phát triển kinh tế thì các vấn đề về pháp lí phải xây dựng bao gồm:
-Tính pháp lí của TMĐT.  – Tính pháp lí của chữ kí số hay chữ kí điện tử - Tính pháp lí cho thanh toán điện tử - Tính pháp lí bảo vệ cho các dữ liệu có xuất xứ từ nhà nước – Bảo vệ sở hữu trí tuệ, bí mật riêng tư, chống các vụ xâm nhập bất hợp pháp của các tin tặc…
Môi trường kinh tế, pháp lí và xã hội của mỗi quốc gia phải hoà nhập được với môi trường kinh tế, pháp lí và xã hội quốc tế vì TMĐT mang tính toàn cầu hóa rất cao. Quan điểm về một số vấn đề sẽ bị thay đổi so với truyền thống  như đánh thuế trong TMĐT sẽ như thế nào? Đánh thuế các dung liệu hàng hoá truyền qua mạng mang tính không biên giới, không qua hải quan thì tính pháp lí sẽ được xây dựng thế nào?
 Xem bài Hệ thống cơ sở pháp lý cho TMĐT ở VNChữ kí số


5.     HÌNH THỨC THANH TOÁN
·         THẺ TÍN DỤNG
·         SÉC ĐIỆN TỬ
·         TIỀN MẶT
·         CHUYỂN TIỀN QUA BƯU CHÍNH
·        

Thanh toán là một trong những vấn đề gây nhiều bàn cãi và khó hiểu nhất trong thương mại điện tử. Nếu không kể đến những hợp đồng lớn giữa các công ty, vẫn được thực hiện theo các phương thức truyền thống như trong giao dịch ngoại thương thông qua tín dụng thư.Trong các giao dịch nhỏ, việc thanh toán có thể được thực hiện qua thẻ tín dụng như Master Card, Visa Card, American Express. Khách hàng chỉ cần nhập một số thông tin về thẻ tín dụng của mình, toàn bộ các công việc còn lại sẽ được các ngân hàng thực hiện. Ở VN, các dịch vụ chuyển tiền qua bưu chính như TCT, CTN và nhất là dịch vụ COD hoàn toàn là giải pháp thanh toán hữu ích ít ra là trong giai đoạn việc thanh toán qua thẻ chưa phổ cập.
Các hình thức thanh toán khi mua hàng trên mạng
Khi ghé thăm một số trang web mua bán, người tiêu dùng tại Việt Nam hiện có thể thực hiện thanh toán bằng nhiều hình thức.
Các phương thức thanh toán đang được áp dụng gồm trả tiền mặt khi giao hàng, chuyển khoản qua ngân hàng, gửi tiền qua bưu điện hoặc chuyển qua hệ thống chuyển tiền quốc tế, thanh toán trực tuyến.
Thanh toán trực tuyến: Một số website tại Việt Nam đã có hình thức thanh toán trực tuyến giúp cho việc mua hàng và thanh toán đơn giản, tiện lợi.
- Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế: Khách hàng sở hữu các loại thẻ mang thương hiệu Visa, Master, American Express, JCB có thể thanh toán trực tuyến tại hơn 60 website đã kết nối với cổng thanh toán OnePAY.
- Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa: Chủ thẻ đa năng Đông Á và chủ thẻ Connect24 Vietcombank đã có thể thực hiện thanh toán trực tuyến tại các website đã kết nối với Ngân hàng Đông Á và cổng thanh toán OnePAY.
- Thanh toán bằng ví điện tử: Sở hữu ví điện tử của Mobivi, Payoo, VnMart… khách hàng có thể thanh toán trực tuyến trên một số website đã chấp nhận ví điện tử này.
Trả tiền mặt khi giao hàng: Đây vẫn là hình thức thanh toán chủ yếu khi mua hàng qua các trang web vì đảm bảo độ an toàn, khách hàng nhận đúng hàng đã đặt mua thì mới trả tiền.
Chuyển khoản ngân hàng: Thông qua ATM hoặc giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, chủ tài khoản chuyển khoản sang tài khoản của người bán một số tiền trước khi nhận hàng.
Cách thức này chỉ nên thực hiện khi người mua có thể tin cậy ở người bán, thông thường khi hai bên là khách quen trên các website mua sắm hoặc người bán là một đối tác có uy tín. Phương thức này rất hữu ích trong trường hợp người mua và người bán ở cách xa nhau, không thể thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, nhưng có rủi ro nhất định cho người mua, khi người bán không giao hàng hoặc giao hàng kém phẩm chất so với khi rao bán.
Gửi tiền qua bưu điện hoặc hệ thống chuyển tiền quốc tế: Trong trường hợp người mua hoặc người bán ở cách xa, lại không có tài khoản ngân hàng thì có thể dùng cách này. Tuy nhiên sẽ tốn một khoản phí chuyển tiền; tùy dịch vụ của từng ngân hàng, mức phí có thể là vài chục nghìn đồng.


6.     AN TOÀN, BẢO MẬT THÔNG TIN
Giao dịch TMĐT đòi hỏi rất cao về bảo mật và an toàn nhất là khi hoạt động trên internet/web. Trong lĩnh vực mua bán, người mua thì lo các chi tiết về thẻ tín dụng của mình dễ bị lộ, kẻ xấu sẽ lợi dụng để rút tiền; người bán thì lo người mua không thanh toán cho các hợp đồng đã được kí kết theo điều kiện điện tử qua web.
Vấn đề bảo mật và an toàn cho dữ liệu cũng đáng lo ngại. Người ta lo sợ vì số vụ tấn công vào internet ngày càng tăng kể cả ở những mạng có sự bảo vệ nghiêm nhặt nhất. Thông tin của các cơ quan, tổ chức và cá nhân dù đã được bảo vệ bằng các loại mã phức tạp nhất nhưng vẫn có thể bị khám phá bởi các kĩ thuật giải mã tinh vi của những người sở hữu các kĩ thuật cao. Một chiến lược quốc gia về mã hoá, kèm theo các chương trình bảo vệ an toàn thông tin đang trở nên vấn đề rất lớn. Trong quan hệ quốc tế, vấn để bảo mật và an toàn còn thêm một vấn đề do trình độ về CNTT của các nước khác nhau nên ngày càng có nhiều nước ngăn cản không cho truyền dữ liệu, thông tin đến những nước không đủ khả năng bảo vệ thông tin tránh sự rò rỉ.

Tránh rủi ro trong giao dịch điện tử, trong giao dịch thương mại điện tử, việc bảo mật phải được coi trọng, nhằm tránh những trường hợp mạo danh hay chối cãi nguồn gốc. Để bảo mật, người ta thường dùng biện pháp mã hóa dữ liệu, chữ ký điện tử, phong bì số và cơ quan chứng thực. Chữ ký điện tử là một công cụ bảo mật an toàn nhất hiện nay, đảm bảo tính toàn vẹn, duy nhất và không thể sửa đổi dữ liệu bởi người khác trong giao dịch. Chữ ký điện tử có thể là ký tự đánh từ bàn phím, bản scan của chữ viết tay, dấu vân tay, giọng nói... Phong bì số là quá trình mã hóa toàn bộ thông tin của người gửi, đồng thời cách giải mã được chuyển cho người nhận để giải mã thông tin. Cơ quan chứng thực là một tổ chức nhà nước hoặc tư nhân đóng vai trò là người thứ ba đáng tin cậy trong việc xác nhận chữ ký điện tử, nhân thân, thông điệp của người ký và tính toàn vẹn của thông tin trong giao dịch điện tử. Cơ quan chứng thực có vai trò quan trọng bởi trong thương mại điện tử, các bên tham gia không trực tiếp gặp mặt nhau, thậm chí không quen biết nhau nên rất cần có sự đảm bảo của người thứ ba.
Theo các chuyên gia, dù đã sử dụng các biện pháp kỹ thuật để bảo mật thông tin trong giao dịch, người tham gia giao dịch vẫn phải kiểm tra tính đúng đắn, chân thật của thông tin nhận được.   




7.     CHUYỂN PHÁT HÀNG HÓA
Các phuơng thức chuyển phát hàng hóa trong TMĐT
Nói đến thương mại điện tử thì ngoài các yếu tố như con người, công nghệ website, thanh toán điện tử thì việc giao hàng cũng đóng vai trò rất lớn việc quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử.

Những mặt hàng giao trực tuyến
Có thể thấy ngay là hiện nay cùng với sự phát triển của công nghệ tạo nên một số sản phẩm rất độc đáo mà những năm trước đây chưa được biết đến. Phổ biến nhất là sách điện tử, phần mềm, các tài liệu… Những mặt hàng này khi bán đi, người bán có thể giao cho khách mua hàng của mình bằng nhiều phương thức. Sao chép qua băng, đĩa hoặc các thiết bị lưu trữ… để giao cho khách mua hàng. Tuy nhiên, hiện nay thì phương thức giao hàng của các sản phẩm này chủ yếu là giao hàng trực tuyến. Có nghĩa, người mua hàng sẽ nhận được sản phẩm bằng các cách như nhận sản phẩm qua email hay click và download ngay khi họ thanh toán, mà không cần phải chờ đợi món hàng họ mua chuyển đến qua những bước truyền thống.

Tất nhiên bạn không thể truyền bộ quần áo hay món đồ thủ công mỹ nghệ qua mạng nhưng thông tin hay hàng hóa số thì thoải mái. Vậy thì các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến thông tin như dịch thuật, tư vấn, đào tạo, các dịch vụ báo chí, truyền thông đều có thể được chuyển giao một cách dễ dàng qua Internet. Rất nhanh và rất tiết kiệm.
Những mặt hàng truyền thống
·        Giao hàng tại kho của người bán. Sau khi chọn hàng trên website của nhà cung cấp, khách hàng đến tận kho, cửa hàng của nhà cung cấp để thanh toán và nhận hàng. Đây là phương thức sơ khai nhất của thương mại điện tử. Phương thức này hoàn toàn không thuận tiện cho khách hàng.
·        Giao hàng tại địa chỉ người mua. Là giao hàng tận nhà cho các khách hàng. Việc thực hiện giao hàng này có thể do nhà cung cấp tự tổ chức hoặc nhờ bên thứ ba là nhà cung ứng dịch vụ chuyển phát.
ü Việc nhà cung cấp tự tổ chức sẽ đem lại một số khó khăn là chi phí xây dựng, đào tạo và quản lý đội ngũ giao hàng khá tốn kém và phức tạp mà không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng thực hiện. Với những nhà cung cấp có kênh bán hàng truyền thống thì việc này được thực hiện dễ dàng hơn, còn với những doanh nghiệp mới bắt đầu khởi nghiệp thì đây thực sự là trở ngại rất lớn.
ü Khi chưa đủ năng lực để xây dựng nên đội ngũ giao hàng thì việc sử dụng một phần hoặc ủy thác toàn bộ dịch vụ giao hàng cho đối tác thứ ba là một chọn lựa khả thi nhất để tham gia vào lĩnh vực bán hàng trực tuyến. Khi đó mỗi đơn hàng đến từ website của nhà cung cấp sẽ được chuyển ngay cho nhà vận chuyển để họ nhận hàng từ nhà cung cấp và giao hàng cho khách mua hàng.
Đối với các hàng hoá phải chuyển theo các kênh truyền thống như đường biển, đường hàng không, thì Bưu chính đóng một vai trò quan trọng. Internet sẽ trở thành một trợ thủ đắc lực khi giúp chúng ta định vị được trạng thái cũng như vị trí của hàng hoá trên đường vận chuyển. Các công ty vận tải biển, các công ty phát chuyển nhanh thường cung cấp các khả năng định vị này cho khách hàng của mình như một công cụ marketing hiệu quả.
Một vấn đề cần quan tâm là chi phí vận chuyển, đóng gói hàng sẽ làm cho giá món hàng đặt mua qua mạng tăng cao, điều này làm cho tính cạnh tranh về giá cả của việc bán hàng qua mạng cũng mất đi so với việc khách hàng mua trực tiếp. Một số giải pháp đã được đưa ra như sau:
       Miễn phí vận chuyển: Nếu sản phẩm có cước vận chuyển thấp do khối lượng nhẹ, cự ly giao nhận ngắn như trong nội thành và khách mua với lượng hàng đủ lớn và giá bán cao cho lợi nhuận bù đắp được chi phí giao hàng.
       Tính giá vận chuyển vào giá thành sản phẩm: Nếu hàng hoá có khối lượng lớn, khó vận chuyển và ngay khi nếu mua bán trực tiếp người mua cũng phải chịu chi phí vận chuyển. Trong trường hợp này cần tách bạch giá sản phẩm và cước vận chuyển cho phép người mua hàng sự lựa chọn hoặc giao cho người bán hàng vận chuyển hoặc tự mình mang hàng về sau khi kết thúc mọi công đoạn mua bán trên mạng ( tiện thể đi ngang ghé lấy, có nguời quen mang về, có sẵn phương tiện vận chuyển…) .
Cần tính cước vận chuyển sao cho vừa đủ bù đắp chi phí hoặc ảnh hưởng không nhiều vào lợi nhuận, không quá thấp làm cho việc buôn bán không còn ý nghĩa nhưng cũng không quá cao khiến khách hàng ngần ngại và bỏ đi.

(sưu tầm)

No Comment to " CÁC CƠ SỞ HẠ TẦNG CHO PHÁT TRIỂN TMĐT "