Mới nhất

Latest Posts
Browsing Category " Phương pháp học "

Rèn luyện kỹ năng tự học

- Thursday, April 5, 2012 No Comments







Rèn luyện kỹ năng tự học - Kế hoạch học tập






Nhiều sinh viên cho rằng chỉ cần cố gắng học là có thể đạt kết quả tốt, nhưng thật ra, học ở ĐH khác với học ở trung học rất nhiều, và biết cách học có hiệu quả ở ĐH là một điều quan trọng mà có khi chưa được chú ý đúng mức.

Hệ quả của phương pháp học không tốt là lãng phí thời gian, thành tích học tập kém, thậm chí thi rớt dẫn đến chán nản, thất vọng và bất mãn.


Học đối với SV là cuộc sống, là tương lai. Vậy nên thời gian học tập vô cùng quý giá, không thể lãng phí được. Do đó, ngay ngày hôm nay, các bạn hãy tạo và phát triển nơi mình một kĩ năng học tập có hiệu quả.


1/ Lập kế hoạch học tập là điều cần thiết:


Trước khi làm bất cứ chuyện gì, nên lập kế hoạch. Nếu không có kế hoạch thì không làm chủ được thời gian, nhất là khi có điều gì bất trắc xảy đến. Một kế hoạch học tập tốt cũng giống như chiếc phao cứu hộ vậy. Mỗi người, tùy vào nhu cầu của mình, sẽ lập một kế hoạch học tập riêng, kế hoạch đó có thể thay đổi khi cần, nhưng điều quan trọng là phải tuân thủ kế hoạch đã đề ra.


2/ Kế hoạch học tập giúp quản lý thời gian:


Bất cứ ai cũng có 168 giờ mỗi tuần, nhưng có người sử dụng quỹ thời gian đó có hiệu quả hơn người khác. SV có rất nhiều thứ để làm, bạn hãy liệt kê tất cả công việc cho từng ngày ( ngủ, chưng diện, đi lại, ăn uống, kiếm tiền, đi chơi, tham gia công tác đoàn thể, xã hội, thể thao…) sau đó, nếu bạn thấy còn ít hơn 30 giờ mỗi tuần để tự học thì bạn hãy kiểm điểm lại xem tại sao mình phí thời gian như vậy.


3/ Học ở đâu:


Bạn có thể học ở bất kỳ nơi nào, mặc dù rõ ràng có một số nơi thuận lợi hơn cho việc học. Thư viện, phòng đọc sách, phòng riêng là tốt nhất. Quan trọng là nơi đó không làm phân tán sự tập trung của bạn. Cho nên hãy làm cho việc lựa chọn nơi học thích hợp trở thành một phần của thói quen học tập của bạn.


4/ Khi nào nên học tập:


Nói chung chỉ nên học lúc chúng ta thoải mái, minh mẫn, vào đúng khoảng thời gian đã lên kế hoạch để học. Nguyên tắc là không học trong vòng 30 phút sau khi ăn, và trước khi đi ngủ,không học ngốn vào giờ chót trước khi đến lớp.


5/ Học cho giờ lý thuyết:


Nếu bạn học trước để chuẩn bị cho giờ lên lớp, cần đọc tất cả những tài liệu, cần đọc trước và ghi chú thích những điểm chưa hiểu. Nếu bạn học sau giờ lên lớp, cần chú ý xem lại những thông tin ghi chép được.


6/ Học cho giờ cần phát biểu, trả bài ( chẳng hạn giờ Ngoại ngữ):


Bạn nên dùng khoảng thời gian ngay trước các giờ học này để luyện tập kỹ năng phát biểu với các học viên khác ( nếu cần). Điều này sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng phát biểu.


7/ Sửa đổi kế hoạch học tập.


Đừng lo ngại khi phải sửa đổi kế hoạch. Thật sự kế hoạch chỉ là cách bạn dự tính sẽ dùng quỹ thời gian của mình như thế nào, cho nên một khi kế hoạch không hiệu quả, ta có thể sửa đổi nó. Nên nhớ rằng, việc lập kế hoạch là giúp bạn có thói quen học tốt hơn và khi đó việc lập kế hoạch sẽ trở nên dễ dàng hơn.


Bạn phải ý thức một sự thật đơn giản là tuân theo đúng kế hoạch học tập đã định là một chuyện rất khó làm, trong khi vỡ kế hoạch là một việc dễ làm nhất trên thế gian này.









Một số kỹ thuật học tập có hiệu quả






Kỹ năng học tập có hiệu quả chủ yếu dựa vào ý chí và quyết tâm của bản thân muốn tiến bộ và học tập tốt. Nếu bạn không chịu cố gắng và hi sinh thì có hướng dẫn bao nhiêu cũng vô ích. Bạn chính là người chịu trách nhiệm về việc đào tạo của mình và học có hiệu quả có thể giúp bạn làm việc này tốt hơn.Cuối cùng xin có lời nhắn nhủ với các vinh viên là : Hãy học một cách thông minh, đừng học một cách khổ sở


1/ Đọc đi đọc lại :


Đọc lại những gì đã ghi chép sau buổi học hay trước khi đi ngủ sẽ giúp nhớ bài tốt hơn. Sau 9 tuần, những sinh viên xem lại bài trong ngày còn nhớ 75% bài, những sinh viên không làm điều đó không nhớ đến 50% sau một ngày và ít hơn 25% sau 9 tuần.


Có thể đọc một tài liệu nhiều lần, mỗi lần với một mục tiêu khác. Do đó, trước mỗi lần đọc, bạn nên xác định mục tiêu của lần đọc đó là gì và đọc theo đúng mục tiêu đó.


2/ Nắm ý chính:


Nắm được ý chính của tác giả trong mỗi đoạn văn và hiểu nó theo cách riêng của mình là điều cốt lõi của việc học có hiệu quả. Bạn nên tạo thói quen tìm ra ý chính cuả đoạn để dần dần tóm lược được cả quyển sách.


3/ Trích lược những chi tiết quan trọng :


Thông thường mỗi ý chính trong một bài đều có liên quan đến một chi tiết quan trọng. Nhận diện được càng nhiều chi tiết quan trọng thì càng chuẩn bị tốt cho thi cử vì đã liên hệ được các ý tưởng và kiến thức nền tảng. Xác định càng nhiều liên hệ giữa các chi tiết và các ý, giữa các ý với nhau thì học tập đạt hiệu quả càng cao hơn.


4/ Đừng đọc to :


Đọc to không giúp nhớ bài tốt hơn. Bạn không nên đọc to lên vì mấp máy môi khiến việc đọc bị chậm lại và kém hiệu quả. Muốn bỏ thói quen đó thì nên bỏ ngón tay đè lên môi. Bạn nên cố gắng tập đọc nhanh hơn và nhớ nhiều hơn. Sau một thời gian bạn sẽ ngạc nhiên vì làm được điều đó dễ dàng hơn. Rèn luyện khả năng đọc nhanh, đọc sâu là vô cùng cần thiết, và hãy duy trì khả năng này suốt đời.


5/ Ghi chép như thế nào:


Không thể ghi kại tất cả những gì thầy giáo nói vì tốc độ nói là 150-200 chữ trong một phút mà khả năng ghi chép tối đa là 25 chữ trong một phút. Cho nên chỉ có thể ghi lại những ý chính và bổ sung sau.


Ghi chép là một khả năng cần được học và rèn luyện mà đa số mọi học sinh đề không có.


Phương pháp ghi chép được coi là Modified outlie :


· Đặt tựa đề riêng co đề mục.


· Ghi lùi sang phải từng chi tiết liên quan với đề mục.


· Dùng những chấm riêng cho từng dòng.


· Xuống dòng cho mỗi chi tiết


· Chừa chỗ trống nhiều.


· Chừa lề trái rộng 1/3 chiều ngang tờ giấy.


+ Kỹ thuật ghi nhanh :


· Dùng từ viết tắt.


· Không viết nguyên âm.


· Dùng chữ bắt đầu một từ.


· Dùng ký hiệu quy ước.


· Tạo những từ viết tắt riêng cho mình nhưng tránh thay đổi.


6/ Ghi chép ở đâu.


Bạn cần lưu trữ những điều ghi chép sao cho hợp lý và dễ học. Nên nhớ rằng ngay cả bạn cũng không thể đọc được những gì bạn ghi chép thì ghi thật vô ích. Tốt nhất là nên lưu trữ trong một tập, gồm nhiều trang giấy rời, có ngăn cách giữa các môn học. Nên tạo cho mình thói quen ghi vào tập ghi chép này. Nếu bạn quên không mang theo tập này thì ít ra cũng phải có một tập giấy rời để sẵn và nhanh chóng gắn tờ giấy đó vào vào tập ghi chép đó. Cố gắng bảo quản tập giấy này vì nó rất dễ sờn rách.


7/ Đánh dấu trong sách :


Bạn nên dùng bút dạ quang thay vì gạch chân các đoạn, vì kinh nghiệm cho thấy những đoạn được đánh dấu bằng bút dạ quang dễ nhớ hơn. Tuy nhiên, không nên đọc rồi tô những đoạn quan trọng vì nó ít có hiệu quả.


8/ Ghi chép cái gì .


Tìm hiểu, đặt câu hỏi và lắng nghe.


Ghi chép chính xác và xúc tích là điều cần thiết. Bạn nên tập thói quen ghi chép như đã mô tả trong phương pháp SQ3R. Ví dụ : Như khi bạn nghe giảng, nên hình thành các câu hỏi trong đầu. Công việc của bạn là phải chú ý tập trung vào các điểu chính của bài, chép lại và sắp xếp chúng theo ngôn từ của mình. Nếu bạn thực hiện tốt bước này, việc ôn bài sẽ đơn giản và hiệu quả.


9/ Sắp xếp những điều ghi chép.


Tất cả những gì được ghi chép cần được sắp xếp theo từng mục trên thẻ. Bạn có thể phân loại, xếp các thẻ theo nhu cầu của mình.Điều quan trọng là ghi chính xác tiêu đề để tham khảo trên phần đầu của thẻ. Dùng thẻ này để học,ôn bài, tổ chức thông tin cho các bài báo cáo đều rất tốt. Nếu có máy tính thì nên sắp xếp theo tập tin. Một khi đã sắp xếp được các dữ liệu này thì việc tìm kiếm sửa đổi thật là đơn giản. Nếu bạn có máy in thì có thể in bài ra dưới nhiều hình thức.


Kết luận


Một số phương pháp, chiến lược và kỹ thuật học tập đã được trình bày ở trên để giúp các bạn sinh viên nâng cao hiệu quả học tập gồm:


- Kiểm soát thời gian học bằng kế hoạch học tập


- Sử dụng phương pháp SQ3R để tiếp thu bài tốt hơn,có kỹ thuật đọc nhanh hơn, ghi chép nhanh và lưu giữ thông tin ghi chép…


Tuy nhiên, kỹ năng học tập có hiệu quả chủ yếu dựa vào ý chí và quyết tâm của bản thân muốn tiến bộ và học tập tốt. Nếu bạn không chịu cố gắng và hi sinh thì có hướng dẫn bao nhiêu cũng vô ích. Bạn chính là người chịu trách nhiệm về việc đào tạo của mình và học có hiệu quả có thể giúp bạn làm việc này tốt hơn.


Cuối cùng xin có lời nhắn nhủ với các vinh viên là :

Hãy học một cách thông minh, đừng học một cách khổ sở.
nguồn:


http://www.kynang.edu.vn

st: Phan Tuấn Duy

Phương pháp học tập có hiệu quả

- Thursday, March 22, 2012 No Comments



Trong quá trình học tập, học sinh thường rơi vào một trong những rắc rối sau: Thứ nhất, không thể áp dụng tính năng động của bản thân vào những trường hợp vô cùng đơn giản, hay nói một cách khác, đây là tuýp người luôn quan trọng hóa vấn đề, biến cái đơn giản nhất thành cái khó nhất và ngược lại, một vấn đề khó ư? Chuyện nhỏ, đối với họ chẳng là gì. Kiểu thứ hai là mẫu người luôn tự đẩy mình vào tình trạng không biết phải phân bố thời gian thế nào cho hợp lý để có thể học hết khối lượng kiến thức dày đặc. Và cả kiểu thứ ba, thứ tư... nữa chứ. Nhưng thôi hãy tạm quên chúng đi, sau đây là phương pháp học sao cho có hiệu quả. 

Phương pháp này có thể chia làm ba giai đoạn như sau: 
 


1. Giai đoạn thứ nhất: Trước khi học

Nhận thức ở đây có nghĩa là phải hiểu được yêu cầu mà quá trình học đòi hỏi. Tiếp theo bạn phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bạn. Giả sử bạn là một người nóng tính, khi đã ngồi rất lâu rồi mà bạn vẫn chưa tìm ra cách giải của một bài toán khó đột nhiên bạn thấy bực mình vô cớ và không muốn họcn nữa, hãy tìm cách để kiểm soát cơn giận đó. Có thể chỉ dùng một biện pháp đơn giản như: trước khi học, bạn hãy viết lên một mảnh giấy nhỏ dòng chữ "Tức giận chẳng giải quyết được vấn đề gì" để trước mặt, mỗi lần bạn thấy bực tức hãy nhìn vào mảnh giấy đó, thư giãn một vài phút sau đó lại bắt tay làm lai từ đầu để tìm ra được vướng mẳc của bài toán... Bước tiếp theo là lên kế hoạch, hãy phân chia thời gian cụ thể để học từng môn một.

Ví dụ như bạn quy định trong buổi chiều nay bạn sẽ phải học được hai môn đó là: Toán, Lý và bạn đặt kế hoạch cho mình là phải học trong vòng ba tiếng từ 2 giờ - 5 giờ. Như vậy không có nghĩa là bạn sẽ chia đều ra mỗi môn hoc trong khoảng thời gian là một tiếng rưỡi mà trước khi lên kế hoạch bạn hãy giành chút thời gian để ước lượng xem môn nào có số lượng kiến thức nhiều hơn rồi từ đó phân bố thời gian học sao cho hợp lý. Tốt nhất là bạn hãy bắt đầu học từ môn nào mà bạn ưa thích hơn để tạo cho mình niềm say mê học tập.

2. Giai đoạn thứ hai: Trong quá trình học

Tính linh động trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn là rất cần thiết trong giai đoạn này. Hãy thử hình dung thế này nhé:

Bạn đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó bạn cần áp dụng một bất đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng khi phải chứng minh bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh thế nào, lúc này bạn sẽ phải đặt mình trước hai sự lựa chọn.

Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các môn khác.

+ Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách vở cũ dù mất khá nhiều thời gian. 


Bạn chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, bạn sẽ phải chọn cách hai nếu như bạn không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia bạn gặp lại bài toán này trong một bài kiểm tra. Bạn có muốn mình sẽ bị trừ điểm chỉ vì trong bài tọán có dòng chữ áp dụng bất đẳng thức A mà lại chẳng có nổi phần chứng minh bất đẳng thức A hay không?

3. Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong

Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện môt "cuộc càn quét" lại những gì mà bạn đã học được. Chẳng hạn bạn có thể ghi lại vào một mảnh giấy cách chứng minh bất đẳng thức A (nêu trên) hay những công thức, định lý... mà bạn vừa học xong hoặc làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ. Ðây sẽ chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết của riêng bạn. Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình đã học được và cũng sẽ dễ dàng hơn nếu chẳng may bạn lại quên cách chứng minh bất đẳng thức A một lần nữa. Bạn sẽ không còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm lại đống sách vở cũ nữa đâu.


(Theo Hoa Học Trò)

Những phương pháp học tập giúp bạn nhận được tấm bằng “Khá – Giỏi” ở đại học.

- No Comments


     Bạn đang bối rối vì chưa biết làm thế nào để thích nghi với môi trường học tập mới? Hãy đọc bài báo nhỏ này vì nó có thể sẽ giúp bạn cọn được những cách nhanh chóng và hiệu quả để tiếp cận vấn đề.
anh112.jpg
 
Ảnh minh hoạ
Bạn cần lựa chọn các phương pháp học hiệu quả nếu bạn quyết tâm có được những kiến thức thực sự ở đại học và lấy được một tấm bằng “thật đẹp”. Việc học ở đại học nhấn mạnh đến sự tự giác và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mỗi cá nhân, vì vậy, học tập một cách nghiêm túc là rất cần thiết.
Trước khi bắt đầu học chính, bạn nên tham gia một khóa học hoặc một buổi thảo luận (seminar) có tính chất định hướng trong quá trình học tập ở bậc đại học. Khóa học này thông thường giới thiệu với sinh viên về cuộc sống ở trường đại học và đưa ra một vài phương pháp học tập hiệu quả để giúp các tân sinh viên có thể mau chóng làm quen với việc học ở đại học. Nếu bạn tham dự, bạn sẽ hiểu hết giá trị mà nó mang lại cho bạn.
Khi đã là sinh viên đại học, bên cạnh việc thực hiện bài tập và các nhiệm vụ học tập khác bạn nên nghĩ đến việc hàng tuần dành một khoảng thời gian nhất định để đọc sách và tìm kiếm tài liệu. Giả sử tuần này bạn không phải làm bài tiểu luận nào, hãy dành thời gian để đọc các tài liệu tham khảo hoặc đọc lại những bài đọc đã được giao trước đây để chắc rằng bạn đã hiểu các ý chính trong bài vì ở đại học, bạn sẽ luôn có các bài tập lớn hoặc bài đọc được giao mỗi tuần, thậm chí,có khi đó chỉ là việc phải xem lại một bài đã học.
Ở nhà, hãy chọn một góc học tập thật thoải mái, đủ ánh sáng và hạn chế tiếng ồn. Hãy để các đồ dùng học tập ở trong tầm tay như bút, bút chì, thước kẻ, kẹp giấy, kẹp tài liệu, v.v..
Cố gắng bố trí thời khóa biểu sao cho bạn có thể làm bài về nhà ở cùng một thời điểm mỗi ngày. Nếu bạn muốn làm được việc này, hãy in ra một thời khóa biểu để biết khi nào là thời gian cho việc tự học và khi nào thì làm việc khác và đánh dấu chúng lại. Hãy nói với bạn bè và người thân về việc này để họ không làm phiền lúc bạn học.
Bạn cần phải có tất cả các giáo trình cần thiết. Hãy đến các phòng bán tư liệu ở trường để tìm các cuốn sách mình cần cho các môn học.
Học nhóm cũng là một cách học rất hiệu quả. Việc thảo luận nhóm với những người khác về một chủ đề sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề và mọi người trong nhóm đều có thể học hỏi rất nhiều từ việc chia sẻ ý kiến. Các nhóm học tập kiểu này có thể tổ chức hàng tuần, hàng tháng hoặc trước các bài kiểm tra quan trọng.
Luôn thực hiện các hướng dẫn trên lớp của thầy cô. Bạn cần tuân thủ lịch học riêng của bản thân nhưng cũng phải quay lại với các bài tập trên lớp khi đến hạn nộp bài. Nên đọc trước bài ở nhà vì như thế bạn sẽ có sự chuẩn bị cho bài giảng của ngày hôm đó. Hãy đưa ra các câu hỏi để được giải đáp các vấn đề bạn chưa rõ hoặc đưa ra các chính kiến trong các buổi thảo luận trên lớp. Sự tương tác trong lớp học sẽ giúp bạn mở rộng hiểu biết về một vấn đề.
Hãy nhờ đến một gia sư nếu bạn thấy cần. Hãy liên hệ với các “trung tâm gia sư” hoặc văn phòng khoa để tìm hiểu các kiểu trợ giúp mà bạn có thể nhận được. Rất nhiều sinh viên nhờ nhận được sự trợ giúp từ các gia sư hoặc bạn bè mà tiến bộ từ mức dưới trung bình lên trên trung bình hoặc khá chỉ qua một học kì. Bạn có thể lập ra các nhóm học tập để trao đổi các vấn đề cần thiết trong quá trình học tập...
Chịu trách nhiệm về kết quả học tập là một dấu hiệu của sự trưởng thành và là dấu hiệu cho thấy những thành công của bạn trong nghề nghiệp tương lai, vì thế, hãy chọn cho mình những cách học hiệu quả và phù hợp nhất để không phải nói “giá như” khi cầm tấm bằng đại học.
Hải Vân ( Theo Essortment )

Từ điển online

- Monday, March 12, 2012 No Comments






Tra theo từ điển:






5 Cách sắp xếp thời gian để học hiệu quả hơn

- No Comments


Có lẽ 1 ngày 24h là không bao giờ đủ đối với con người hiện đại nói chung và với teens nói riêng.Làm gì, phân bổ thời gian thế nào để đảm bảo đầy đủ bài vở trên lớp, học thêm, đọc thêm… hoàn toàn không đơn giản chút nào.

1. Đầu tiên bạn hãy xem lại cách sử dụng thời gian của mình.

Thời gian là của bạn và chính bạn là người quyết định sử dụng nó như thế nào. Bạn nên có một thời gian biểu ghi rõ những việc phải làm hàng ngày. Một số chuyên gia đã chỉ ra rằng: hàng ngày mỗi người chúng ta đều lãng phí khoảng hai tiếng đồng hồ. Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc xem tivi. Nếu nhiều hơn 1 hoặc 2 h mỗi ngày thì bạn hãy bớt lại và dành khoảng thời gian đó để cải thiện công việc. Nếu mỗi ngày bạn bớt đi 5% thời gian xem TV thì trong một tuần làm việc 40 tiếng bạn đã có thêm 2 tiếng đồng hồ nữa rồi đấy. Dần dần bạn sẽ có thói quen dự liệu công việc.

2. Một số mẹo nhỏ giúp bạn sắp xếp thời gian học

• Tự tạo cho bạn các khoảng thời gian học

Liệu mỗi lần học khoảng 50 phút có được không? Thường thì học trong bao lâu bạn cảm
lịch học
thấy không cần nghỉ? Một vài người thì thích nhiểu giờ nghỉ giải lao vì nhiều lý do khác nhau. Bài hoặc tài liệu khó đôi khi cần nhiều khoảng thời gian giải lao.


• Có tổng kết và updates sau mỗi tuần.

• Việc gì quan trọng hơn thì làm trước, việc nào kém quan trọng thì làm sau. Khi học, nên tạo thói quen giải quyết các mục khó trước.

• Học ở những nơi mà bạn ít bị phân tán để có được sự tập trung cao độ.

• Có thời gian chết? Bạn có thể đi dạo, hoặc đi xe đạp trong đôi lát.

• Xem qua các tài liệu và bài đọc trước giờ học.

• Xem qua các tài liệu ngay sau giờ học. Nếu trong 24 tiếng mà bạn không xem qua thì bạn dễ quên bài nhất.

• Sắp xếp thời gian cho các ngày quan trọng (bài viết phải nộp, các kì thi trước mắt và lâu dài )

3. Mục tiêu của bạn là gì?


Một phần quan trọng không kém là bạn phải biết đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản thân mình. Và cần phải xem lại những mục tiêu đó một cách thường xuyên. Một số người thích xây dựng những kế hoạch chi tiết và lên kế hoạch thực hiện chúng. Một số người khác lại lập những danh sách bao gồm những nhiệm vụ khác nhau cần làm. Những cách trên không thực sự hiệu quả.

Hãy xác định rõ ràng những mục tiêu ngắn hạn của bạn. Những mục tiêu này phải đủ nhỏ để bạn có thể thấy sự tiến bộ của mình và đủ lớn để bạn có cảm giác hạnh phúc khi hoàn thành chúng. Kì này bạn phải làm tất cả bao nhiêu bài kiểm tra, điểm số trung bình bạn đặt ra là bao nhiêu? Thi 8 tuần, thi học kì, thi cuối năm, thi tốt nghiệp… hãy cố gắng vượt qua từng chặng.

4. Bạn nên có một thời gian biểu.






5 Cách sắp xếp thời gian để học hiệu quả hơn
Chà! Thời gian biểu hàng tuần của tớ thật là đẹp!


• To-Do list- Danh sách những việc cần làm:

Ghi ra giấy những điều bạn cần làm, rồi quyết định việc nào sẽ làm bây giờ, việc nào để sau, hay nhờ ai làm, hoặc hoãn việc nào sau một thời gian dài

• Một quyển lịch sắp xếp công việc theo tuần/ tháng:

Bạn có thể làm thời gian biểu bằng tiếng Anh, ghi đầu việc bằng tiếng Anh để “mài sắc” ngoại ngữ của mình!

Đánh dấu các buổi hẹn, đi học, họp trong một cuốn sổ tay chia ô thời gian hoặc bảng biểu
Nếu bạn là người thiên về sử dụng giác quan (nếu nhìn sẽ khiến bạn học vào đầu nhanh hơn), bạn có thể sơ đồ hóa thời gian biểu.

Điều đầu tiên, sáng dậy, đó là xem hôm nay phải làm những gì.

Còn trước khi đi ngủ thì xem mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mai chưa.

• Lịch ghi kế hoạch lâu dài

Sử dụng một bảng cho mỗi tháng để bạn có thể lên kế hoạch trước.
Những lịch ghi kế hoạch lâu dài như thế này sẽ nhắc nhở để bạn sử dụng tốt quỹ thời gian của mình.

5. Đừng bỏ qua “thời sự” bạn nhé!

Đừng chỉ có biết học và học, bạn sẽ trở thành một con mọt sách! Hãy chú ý đến các vấn đề thời sự học tập qua sách báo, đài, ti vi, internet… để cập nhật thông tin bạn nhé. Hãy coi nó gần như là một hình thức giải trí những lúc căng thẳng! Thật là... lãng nhách khi bạn đã bỏ qua một dịp học thêm miễn phí, cơ hội học bổng du học khi nó đã hết hạn đăng kí 2 ngày phải không?

Cuối cùng, hãy nhớ rằng mọi việc đều phụ thuộc vào bạn. Kỹ năng quản lý thời gian tốt giúp bạn hoàn thành những mục tiêu đặt ra và đạt được vị trí mong muốn. Và một điều quan trọng là hãy dành thời gian để ghi nhận những thành công của mình để thấy sự tiến bộ từng ngày bạn nhé.
st:Tuanduy92

7 Lời khuyên ngắn gọn giúp học tiếng Anh hiệu quả

- No Comments

      

1. Phải đặt ra cho mình một mục tiêu. Học để làm gì? Học giỏi đến cỡ nào là vừa (dịch, nói chuyện hay dành cho học thuật) ?

2. Cố gắng học đều đặn, ngày nào cũng học dù đó là ngày lễ hay nghỉ hè. Học mỗi ngày một ít, thực tập những điều đã biết và học thêm những điều mới.

3. Khi đạt được một tiến bộ mới cũng nên tưởng thưởng cho mình.

4. Tìm một người đã rất thành công trong việc học ngoại ngữ để học hỏi kinh nghiệm.

5. Đừng e ngại. Phải tận dụng tất cả mọi cơ hội để học tập tiếng Anh.

6. Cố gắng đọc dù đọc một cuốn sách dành cho trẻ con hay một đoạn trong bài báo.

7. Đừng bao giờ chán nản. Học ngoại ngữ giống như tập đi xe đạp, phải ngã vài lần rồi mới thành công. Cố gắng tạo niềm vui trong học tập.

Chúc các bạn học tốt!!!

st&bs: Tuấn Duy