Mới nhất

Latest Posts
Browsing Category " Lập trình web "

Khóa học thực hành thiết kế website với Wordpress (Dành cho người mới bắt đầu)

- Saturday, September 2, 2017 2 Comments
Bài 1: Cài đặt Xampp (Máy chủ giả lập trên máy tính)
Bài 2: Cài đặt Wordpress
Bài 3: Tùy chỉnh giao diện Wordpress
Bài 4: Sử dụng Module
Bài 5: Một số thành phần mở rộng nâng cao
Bài 6: Hướng dẫn Upload Website lên host



Giới thiệu về jQuery - Kinh nghiệm học jQuery.

- Monday, November 17, 2014 2 Comments

jQuery là gì?

jQuery là một thư viện của Javascript, hỗ trợ bạn viết code Javascript nhanh hơn và tối ưu hơn.

Gioi thieu ve jQuery
jQuery

Vì sao bạn nên sử dụng  jQuery?

  • + Giúp bạn viết mã nhanh hơn so với bạn viết Javascript thuần.
  • + Cộng động lớn có thể hỗ trợ bạn
  • + Kho Plugin đa dạng, phong phú.
  • + jQuery tương thích với hầu hết các trình duyệt.

Bạn nên học jQuery như thế nào?

  • + Đọc tài liệu về jQuery
  • + Xem các video jQuery, các tutorial trên Youtube hoặc của các trang web uy tính như Zend.vn
  • + Thực hành nhiều: đây là điều cần làm vì với khối lượng lớn các phương thức trong jQuery, nếu bạn không thực hành nhiều bạn sẽ không thể nắm vững và vận dụng chúng một cách thuần thục. Hơn nữa thực hành nhiều giúp bạn nâng cao kỹ năng cũng như tối ưu hóa các đoạn code JS của mình. Tham khảo các Plugin jQuery.

Các nhóm phương thức chính trong jQuery?

Khi tiếp cận với jQuery cũng như làm việc sau này, bạn nên nắm bức tranh tổng quan về nó để có thể quyết định nên dùng hàm nào cho bài toán của bạn nhằm tối ưu về code, dưới đây là các nhóm chính trong jQuery:
  • Nhóm core(nhóm lõi): Nhóm này sẽ chứa các phương thức xử lý căn bản
  • Nhóm Selector: chứa các phương thức để bạn có thể truy xuất đến phần tử HTML bất kì, tức là cách gọi được một đối tượng để xử lý. Điều này tương tự như cách bạn gọi đến phần tử bạn muốn style trong CSS.
  • Nhóm Attribute/CSS: nghe tên nhóm bạn cũng có thể hình dung nó chứa các phương thức để tác động lên thuộc tính(như thuộc tính class, title...) hay giá trị CSS(color, background...) nào đó của đối tượng.
  • Nhóm Manipulation(nhóm thao tác): chứa các phương thức xử lý DOM HTML
  • Nhóm Traversing: chức các phương thức liên quan đến lọc dữ liệu
  • Nhóm Event: nhóm sự kiện 
  • Nhóm Effects: nhóm hiệu ứng
  • Nhóm Ajax: chứa các phương thức xử lý Ajax(xử lý bất đồng bộ)

Lời khuyên

    Để học tốt jQuery bạn cần nắm tổng quan các nhóm chức năng của jQuery như trên, nắm được chức năng của từng phương thức trong mỗi nhóm(bạn không cần nhớ cú pháp, chỉ cần nắm được phương thức đó làm gì để vận dụng, vì sau này bạn quên có thể tra cứu cú pháp tại trang jQuery API http://api.jquery.com/ hoặc http://www.zend.vn/jquery-api/). Thực hành càng nhiều càng tốt, tập viết các Plugin của jQuery. Bạn cũng nên tham khảo các Plugin có sẵn để có thể tham khảo và đúc kết kinh nghiệm riêng cho mình.

Chúc các bạn thành công!
Duy Phan



Xây Dựng MVC Framework Cơ bản với PHP

- Tuesday, September 23, 2014 1 Comment

I. Giới thiệu:

- MVC parttern chia ứng dụng của bạn làm 3 phần:
+ Model: chịu trách nhiệm quản lý dữ liệu, mọi tác vụ tương tác với cơ sở dữ liệu của bạn đều nằm ở đây.
+ View: chịu trách nhiệm hiển thị dữ liệu được cung cấp bởi model.
+ Controller: điều khiển view và model làm việc với nhau. Controller nhận request từ client, gọi model thực thi tương ứng, và gởi trả dữ liệu lại cho client bằng view, view định dạng dữ liệu để hiển thị cho người dùng.


II. Mô hình xử lý của MVC framework:



• Giải thích quy trình:
Người dùng (client) dùng web browser, gởi request đến Server, mọi request gởi đến Server đều được điều hướng đến file index.php. Tại index.php chúng ta thực thi ControllerController có nhiệm vụ bắt request, phân tích request để gọi Model xử lý và đổ dữ liệu ra View tương ứng. Sau đó hiển thị kết quả View ra trình duyệt cho người dùng.

Ví dụ http request:
- http request dạng chưa rewrite: http://localhost/index.php?controller=book&action=list
- http request dạng đã rewrite: http://localhost/book/list (để rewrite url ta dùng htaccess).

III. Xây dựng cấu trúc folder:
- Các bạn xây dựng cấu trúc như hình vẽ (cấu trúc đơn giản cơ bản), hoặc có theo cấu trúc khác mà các bạn cho là dễ dàng thao tác và quy ước theo các bạn.



- Hoặc có thể tham khảo cấu trúc folder của Codeigniter Framework. (đã hiểu cấu trúc cơ bản ở trên ^^)

IV. Ví dụ cơ bản: (Book manager):
1. Xây dựng Model:

PHP Code:
//file book_model.php Class Book_Model {
Public  
$dataTemp = array(
                                   
=> array(
                                                   
“title” => “Yii framerk”,
                                                   
“description” => “Yii framework description”,
                                                   
“price” => 45.5
                                                 
),
                                  
=> array(
                                                 
“title” => “javascript ahead”,
                                                 
“description” => “javascript ahead description”,
                                                 
“price” => 15.8
                                                
),
                                  
=> array(
                                                 
“title” => “PHP Beginner”,
                                                 
“descrition” => “PHP Beginner description”,
                                                 
“price” => 55.55
                                              
)
                                   );
Public function 
getListBooks()
{
        Return 
$this->dataTemp;
}
Public function 
getBook($id)
{
        Return 
$this->dataTemp[$id];
}
}  
2. Xây dụng Controller:

PHP Code:
//file book_controller.php
//Nội dung của trang controller.php
include “model/book_model.php”;
Class 
Book_Controller {
    Public 
$model;
    Public function  
__constructor()
       {
             
$this->model = new Book_Model();
       }

        Public function 
invoke()
       {
             Switch(
$atc)
            {
               Case 
“view” :
                         
$id $_GET[“id”] || 0;
                       
$this->view($id);break;
              Case 
“list”:
                  Default:
                      
$this->list();break;

                }
       }

       Public function list()
      { 
              
$listBooks $this->model->getListBooks();
              include 
“view/booklist.php”;
        
      }

      Public function 
view($id)
      {
           
$bookView $this->model->getBook($id);
           include 
“view/bookview.php”;
      }
}  
3. Xây dựng View:

PHP Code:
//file view/booklist.php
<html>
<head><title>Book List</title></head>
<body>
    <table>
        <tr>
<td>Title</td>
<td>Decscription</td>
<td>Price</td>
</tr>
        <?php 
            
foreach ($listBooks as $book)
            {
                echo 
'<tr>
<td>
<a href="index.php?book='
.$book[“title”].'">' .$book[“title”]. '</a></td><td>' .$book[“description”].'</td><td>' .$book[“price”].'</td>
</tr>'
;
            }
        
?>     </table>
</body>
</html>


//file view/bookview.php
<html>
<head><title>Book View</title></head>
<body>
<h3><?= $bookView[“title”]; ?></h3>
<span class=”description”> <?= $bookView[“description”];?></span>
<span class=”price”><?= number_format($bookView[“price”];?></span>
</body>
</html>
4. Trang index:

PHP Code:
<?php
$c 
$_GET[“controller”] || “home”$act $_GET[“action”];
include 
“controller/$c_controller.php”$c $c.”_controller”$controller = new $c$controller->invoke();
?>
V. Mở rộng:

- Xây dựng thêm hàm loader để load các thư viện cần thiết.
- Xây dựng thêm các folder tương ứng để thực hiện các chức năng mở rộng
+ folder cache 
+ folder helper
+ folder library
+ folder plugin
- Cái này tùy các bạn có thể cần gì thì mình bổ sung, tham khảo thêm ở 1 số mvc framework hiện nay , codeigniter chẳng hạn.

Nguồn: sưu tầm

Hướng dẫn cài đặt MS SQL Server 2008 ( có hình ảnh và video minh họa )

- Saturday, February 8, 2014 No Comments

Sau khi đăng nhập với quyền quản trị (admin) bạn bắt đầu cài đặt SQL Server 2008, sau khi chạy file Setup.exe nó sẽ ra thế này, bạn chọn tiếp "Tab" Installation, chọn New SQL Server Stand-alone installation or add features to an existing installation
[​IMG]
Chờ Setup check các điều kiện cần thiết trước khi cài đặt
[​IMG]
Sau khi ấn vào OK Setup sẽ hỏi bạn Product Key, ở đây Key có dạng AB1C2-DEF34-G5H67-IJKLM-89NOP bạn phải nhập đầy đủ rồi ấn Next
[​IMG]
Chọn I accept the license terms rồi ấn tiếp Next
[​IMG]
[​IMG]
Sau khi ấn Next Setup sẽ hỏi bạn cài đặt các Feature (ở đây mình chọn Full [​IMG])
[​IMG]
Cài đặt Instance mới hoặc để Default (nếu bạn đã cài SQL Server 2000 hoặc 2005 trước rồi thì phải đặt Instance name khác)
[​IMG]
Thiết lập quyền chạy dịch vụ (services)
[​IMG]
[​IMG]
Thiết lập tiếp quyền quản trị (admin) & Authentication Mode, nếu bạn chọn Mixed Mode bạn sẽ phải nhập Password cho User sa
[​IMG]
[​IMG]
Các bạn ấn tiếp và Add Current User (lấy User hiện tại làm người quản trị)
[​IMG]
Thiết lập đường dẫn mặc định lưu trữ dữ liệu (các file mdf,backup...)
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
Tiến hành cài đặt
[​IMG]
Nếu nó hiện ra cái bảng này thì có nghĩa bạn đã cài đặt xong SQL Server 2008 rồi đấy, nếu có lỗi bạn phải xem lại các bước bên trên xem có sai ở đâu không.
[​IMG]

(meotom.net)

Video hướng dẫn:

BẢO MẬT CHO ỨNG DỤNG WEB

- Monday, January 13, 2014 No Comments
Những năm gần đây, các dịch vụ thương mại điện tử (TMĐT) như thanh toán trực tuyến, giao dịch trực tuyến ebanking… phát triển không ngừng. Các tiện ích càng được phát triển, doanh nghiệp (DN) càng phải trang bị hạ tầng mạng chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu vận hành liên tục và bảo mật hệ thống.

Điều kiện bảo mật

baomat-1
 
Một hệ thống mạng bảo mật luôn phải đảm bảo các mục tiêu như: Cho phép hoặc cấm những dịch vụ truy cập ra ngoài; Cho phép hoặc cấm những dịch vụ từ ngoài truy cập vào trong; Theo dõi luồng dữ liệu mạng giữa Internet và Intranet (mạng nội bộ); Kiểm soát và cấm địa chỉ truy nhập; Kiểm soát người sử dụng và việc truy cập của người sử dụng; Kiểm soát nội dung thông tin lưu chuyển trên mạng.

Với những yêu cầu và mục tiêu do DN đặt ra, các nhà tích hợp hệ thống sẽ tư vấn và xây dựng một hệ thống mạng hoàn chỉnh:

+ Kết nối bên ngoài bao gồm các thiết bị định tuyến kết nối ADSL, Lease-line… cùng các thiết bị cân bằng tải.
+ Kết nối bảo mật: Các thiết bị tường lửa (Firewall), các hệ thống phòng chống tấn công IDS/IPS... và phần mềm giám sát hệ thống.
+ Hệ thống máy chủ: Các máy chủ (server) cài đặt hệ điều hành Windows, Linux… và các giải pháp phòng chống virus, chống thư rác (spam mail)...
+ Hệ thống lưu trữ: Các thiết bị lưu trữ dữ liệu tích hợp SAN (Storage Area Network)...

baomat-2
 
Đầu tư hệ thống bảo mật

Việc đầu tư một hệ thống bảo mật theo đúng tiêu chuẩn mà các nhà tích hợp hệ thống đem lại cho DN có thực sự hoàn hảo hay không? DN có thể tham khảo bảng đánh giá của các hãng bảo mật:

Chúng ta nhìn thấy một số vấn đề nổi bật về bảo mật thông tin như: Thứ nhất là các cuộc tấn công, xâm hại vào các hệ thống web site của DN diễn ra ngày càng liên tục và tinh vi hơn (25,48% cuộc tấn công chưa xác định nguồn gốc). Thứ hai là các hệ thống máy chủ được trang bị tất cả các giải pháp bảo mật tiên tiến vẫn chịu sự tấn công trực tiếp mà không ngăn chặn hoàn toàn được.

Theo thống kê các phương thức tấn công mạng phổ biến hiện nay, các kiểu tấn công truyền thống như SQL Injection, Cross-Site Script, Brute Force... vẫn đang gây thiệt hại cho hệ thống mạng dù đã được cảnh báo từ rất lâu.

Theo thống kê các phương thức tấn công hiện nay (hình 1) chúng ta thấy các kiểu tấn công truyền thống như SQL Injection, Cross-Site Script, Brute Force... vẫn đang gây thiệt hại cho hệ thống mạng dù đã được cảnh báo từ rất lâu.

Các cuộc tấn công này chủ yếu tập trung vào các ứng dụng web được phát triển trong các dịch vụ thương mại điện tử với nền tảng ứng dụng web 2.0. Vấn đề bảo mật cho các ứng dụng hiện nay nói chung và ứng dụng web nói riêng vẫn còn khá “mới mẻ” đối với các DN Việt Nam.

Một DN cần triển khai một ứng dụng TMĐT họ sẽ thực hiện các bước sau: Xây dựng ứng dụng theo các nhu cầu kinh doanh và việc này sẽ do một nhóm phụ trách lập trình thiết kế và xây dựng; Kế đến là trang bị hạ tầng mạng để triển khai ứng dụng này.

Các thiết bị bảo mật hiện nay như tường lửa (Firewall), IPS/IDS sẽ không thể giám sát, đánh giá được hết các ứng dụng được xây dựng trên nền tảng web (cụ thể ở đây là giao thức HTTP/HTTPS). Chỉ có các thiết bị bảo vệ ứng dụng web trước các cuộc tấn công - Web Application Firewall (WAF) chuyên dụng mới đáp ứng yêu cầu này.

Một bức tường lửa chuyên dụng sẽ làm các nhiệm vụ như sau:

+ Thiết lập các chính sách cho các kết nối người dùng HTTP thông qua việc chọn lọc nội dung cho máy chủ dịch vụ web.
+ Bảo vệ hệ thống trước các loại hình tấn công phổ biến trên mạng như: Cross-site Scripting (XSS) và SQL Injection.
+ Ngoài việc những động tác kiểm tra của một bức tường lửa thông thường, WAF sẽ kiểm tra sâu hơn, sẽ kiểm tra các nội dung HTTP ở lớp ứng dụng

baomat-3
 

Hình 1. Báo cáo rủi ro các cuộc tấn công Web

Giải pháp bảo mật ứng dụng web được diễn đạt như sau:

Giải pháp bảo mật ứng dụng web sẽ hỗ trợ tốt hơn:

+ Hạn chế tối đa các cuộc tấn công và các ứng dụng thông qua thiết bị bảo vệ ứng dụng web chuyên dụng (Web Application Firewall).
+ Tập trung phát triển, xây dựng các ứng dụng web theo đúng tiêu chuẩn Web 2.0 với các tiêu chí bảo mật web cao nhất (PCI DSS, OWASP…)
+ Khả năng giám sát, phòng chống tấn công có chiều sâu và tập trung.
+ Nâng cao hiệu năng của hệ thống, phát huy tối đa các tính năng bảo mật của từng thiết bị trong hệ thống.

Có cần bảo mật ứng dụng?

baomat-4
 
Hiện nay, trên thế giới các dự án về bảo mật ứng dụng web trong TMĐT đều phát triển trên 2 năm và có nhiều giải pháp cho vần đề này. Bên cạnh đó cũng xuất hiện một số tổ chức thường xuyên phân tích, đáng giá và đưa ra những tiêu chí bảo mật mới nhất. Chúng ta có thể kể đến OWASP (Open Web Application Security Project), một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp cho cộng đồng các rủi ro phát sinh trong các ứng dụng web.
Tại Việt Nam, các DN vẫn chưa có được khái niệm chính xác về những rủi ro đang tiềm ẩn trong ứng dụng web. Chúng ta vẫn chưa xác định được rủi ro, sai sót trên website để dẫn đến hiểm họa tấn công mạng.

Các DN đang hướng đến TMĐT hoặc ứng dụng chạy trên nền tảng web cần tăng cường yêu cầu bảo mật cho các ứng dụng. DN nên tìm hiểu các vấn đề bảo mật khi xây dựng các ứng dụng. Ví dụ: Sử dụng ngôn ngữ NoSQL thay thế cho ngôn ngữ SQL truyền thống đã “lạc hậu” và có nhiều rủi ro. Sử dụng các công cụ mã nguồn mở như Metasploit, SQLmap, Firecat... kiểm tra và đánh giá các lỗ hổng trong hệ thống mạng.

Xây dựng các biểu mẫu đánh giá rủi ro hệ thống (tham khảo các tiêu chuẩn bảo mật OWASP, WASC...) nhằm phân loại các rủi ro để có các hành động cụ thể khi xảy ra sự cố. Nếu có điều kiện, nên sử dụng dịch vụ PenTest (khảo sát độ an toàn của hệ thống) chuyên nghiệp nhằm hạn chế các rủi ro khi có sự cố tấn công từ bên ngoài.

Ngoài ra, các DN cũng nên tổ chức các khóa học ngắn hạn, dài hạn về an toàn thông tin nhằm nâng cao nhận thức về bảo mật cho nhân viên. Tích cực tìm hiểu các quy trình, tiêu chuẩn bảo mật như ISO 27000, 27001… Hiệu chỉnh các ứng dụng với sự hỗ trợ của các nhà lập trình rà soát các ứng dụng, nâng cấp hệ thống và tiến hành khảo sát hệ thống (Audit) hàng năm để đánh giá thực trạng của ứng dụng.

An toàn thông tin đòi hỏi cá nhân, tổ chức và DN phải không ngừng nâng cao và phát triển liên tục. Các ứng dụng web tuy mang lại cho người dùng và DN nhiều tiện ích, nhưng cũng trở thành môi trường cho hacker “trục lợi”. Trước khi triển khai các ứng dụng để kinh doanh, các DN cần chú ý đến khâu bảo mật ứng dụng web.

baomat-5
 
Theo PC World VN

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHP DESIGNER 8

- 1 Comment
Với những người lập trình PHP thì việc sở hữu một công cụ thiết kế web như PHP Designer là việc nên làm. Vì nó rất dễ dùng, nhẹ máy và tích hợp các tính năng hỗ trợ viết code.


Sau đây công ty thiết kế web Ancoti chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách sử dụng cơ bản các chức năng đơn giản trong công cụ thiết kế web PHP Designer cho những bạn mới sử dụng chúng. Đơn giản thôi phải không nào!
(Nếu bạn nào chưa biết cách cài đặt thì có thể tham khảo tại: Cách cài đặt PHP designer) 

Bây giờ chúng ta khởi động chương trình lên và tiến hành cấu hình cho PHP Designer.
Chúng ta vào Tools chọn Preferences.
Chọn General rồi chọn các mục như hình.
huong-dan-su-dung-cong-cu-thiet-ke-web-php-designer8.jpg
Chọn mục localhost và khai báo như hai mục dưới hình nếu bạn dùng máy làm máy local. Có thể nhập địa chỉ khác nếu bạn có host và tên miền trên Internet.
- Server path: tên miền máy chủ.( cái này để nhập trên trình duyệt).
- Local server path: thư mục gốc của tên miền.( nơi chứa mã nguồn website).
huong-dan-su-dung-php-designer8.jpg
Ta đã cấu hình xong cho PHP Designer 8.
- Bước tiếp theo để tạo một project mới ta vào menu chọn Project > Project manager (có thể nhấn F11) chọn New.
huong-dan-su-dung-php-designer8-1.jpg

- Khai báo xong tên project chọn Next.
huong-dan-su-dung-php-designer8-2.jpg
- Khai báo nơi lưu trữ project phải đặt trong đường dẫn khi ta cấu hình ở mục local server path ở trên.
huong-dan-su-dung-php-designer8-3.jpg
- Ở mục này có thể thêm thư viện nếu có, còn không thì nhấn Next.
huong-dan-su-dung-php-designer8-4.jpg
- Mục FTP accounts. Thêm tài khoản FTP còn không thì next.
huong-dan-su-dung-php-designer8-5.jpg
- Mục Filters để mặc định. Nhấn next.
- Mục Sumary nhấn Finish để hoàn tất.

Như vậy, bạn đã tạo xong một project. Đơn giản phải không? Bây giờ hãy tự thiết kế trang web cho mình bằng cách tạo ra trang html hoặc php nhé.
Chúc các bạn thành công.
(Internet)

Bài 1 - CÚ PHÁP CĂN BẢN (PHP)

- Sunday, January 12, 2014 No Comments
(sưu tầm)Trang PHP là 1 trang HTML có nhúng mã PHP


Để minh hoạ cho điều này, ta hãy xem qua một số ví dụ sau:

Ví dụ 1: lưu file sau lên đĩa với tên vd1.php và chạy thử: 







<html><head><title>Testing page</title></head>
<body><?php echo "Hello, world!"; ?></body>
</html>
Bạn sẽ nhận được 1 trang HTML mà khi view source bạn xẽ nhận được nội dung như sau: 

<html><head><title>Testing page</title></head>
<body>Hello, World!</body>
</html>
Ví dụ 2: lưu file sau lên đĩa với tên vd2.php và chạy thử: 

<?php echo "<html><head><title>Testing page</title></head>
<body>Hello, world!</body>
</html>"; ?>
Bạn cũng nhận được 1 trang HTML có source là: 

<html><head><title>Testing page</title></head>
<body>Hello, World!</body>
</html>
Như vậy có thể nhận xét rằng 1 trang PHP cũng chính là 1 trang HTML có nhúng mã PHP ở bên trong và có phần mở rộng là .php. Phần mã PHP được đặt trong thẻ mở <?php và thẻ đóng ?>. Khi trình duyệt truy cập vào 1 trang PHP, server sẽ đọc nội dung file PHP lên, lọc ra các đoạn mã PHP, thực thi các đoạn mã đó, lấy kết quả xuất ra của các đoạn mã PHP thay thế vào chỗ ban đầu của chúng trong file PHP, cuối cùng server trả về kết quả cuối cùng là 1 trang nội dung HTML về cho trình duyệt.
Ở ví dụ 1 bên trên, server thực thi đoạn mã <?php echo "Hello, world!"; ?>, đoạn mã này sẽ xuất ra dòng chữ Hello, world!, dòng chữ này sẽ được server thay thế ngược lại vào vị trí của đoạn mã PHP và trả về kết quả cuối cùng cho trình duyệt: 

<html><head><title>Testing page</title></head>
<body>Hello, World!</body>
</html>
Như vậy thì ta hoàn toàn có thể tạo ra 1 file vd3.php với nội dung như sau: 

<html><head><title>Testing page</title></head>
<body>Hello, World!</body>
</html>
Và file này vẫn chạy được ngon lành, không có vấn đề gì hết!


Lệnh echo dùng để xuất 1 chuỗi văn bản về trình duyệt

Ở các ví dụ bên trên, ta đã dùng 1 lệnh của PHP là lệnh echo. Lệnh này dùng để xuất 1 chuỗi văn bản về cho trình duyệt.

Ví dụ câu lệnh echo "Hello, world!"; trình duyệt sẽ nhận được chỗi văn bản Hello, world!.
Câu lệnh echo 1+2; sẽ trả về cho trình duyệt chỗi văn bản 3.
Và câu lệnh echo 1+2, "Hello, world!"; sẽ trả về trình duyệt chỗi 3Hello, world!.

Phân cách các lệnh bằng dấu chấm phảy ( ; )

Tương tự như các ngôn ngữ lập trình C hoặc Pascal, 1 câu lệnh của PHP được kết thúc bằng dấu chấm phảy ( ; ). Ví dụ:
echo 1+2;
echo "Hello, world!";

Chú thích trong chương trình

Các chú thích không phải là mã chương trình, nhưng nó giúp ta ghi chú về 1 đoạn chương trình nào đó. Khi lập trình, bạn nên để các ghi chú vào trong chương trình để sau này khi đọc lại code, bạn sẽ nhanh chóng nắm bắt được nội dung và ý nghĩa của đoạn chương trình đã biết.
PHP cho phép ta ghi 2 loại chú thích: chú thích trên 1 dòng (chú thích loại này chỉ có thể ghi trên 1 dòng mà thôi), và chú thích nhiều dòng (chú thích loại này có thể ghi dài bao nhiêu cũng được).
Chú thích 1 dòng được bắt đầu bằng // hoặc #, và những gì được ghi từ đó về sau là chú thích. Chú thích nhiều dòng được bắt đầu bằng /* và kết thúc bằng */, những gì ở giữa là chú thích. Ví dụ: 

<?php
//Đây là chú thích 1 dòng, đoạn chương trình sau sẽ in ra chuỗi 123
echo 123;

#Đây cũng là chú thích 1 dòng, đoạn chương trình sau sẽ in ra chuỗi abc
echo "abc";

/*
Đây là chú thích nhiều dòng
Đoạn chương trình sau sẽ in ra chuỗi abc123
*/
echo "abc123";
?>