Mới nhất

Latest Posts
Browsing Category " PHP "

Xây Dựng MVC Framework Cơ bản với PHP

- Tuesday, September 23, 2014 1 Comment

I. Giới thiệu:

- MVC parttern chia ứng dụng của bạn làm 3 phần:
+ Model: chịu trách nhiệm quản lý dữ liệu, mọi tác vụ tương tác với cơ sở dữ liệu của bạn đều nằm ở đây.
+ View: chịu trách nhiệm hiển thị dữ liệu được cung cấp bởi model.
+ Controller: điều khiển view và model làm việc với nhau. Controller nhận request từ client, gọi model thực thi tương ứng, và gởi trả dữ liệu lại cho client bằng view, view định dạng dữ liệu để hiển thị cho người dùng.


II. Mô hình xử lý của MVC framework:



• Giải thích quy trình:
Người dùng (client) dùng web browser, gởi request đến Server, mọi request gởi đến Server đều được điều hướng đến file index.php. Tại index.php chúng ta thực thi ControllerController có nhiệm vụ bắt request, phân tích request để gọi Model xử lý và đổ dữ liệu ra View tương ứng. Sau đó hiển thị kết quả View ra trình duyệt cho người dùng.

Ví dụ http request:
- http request dạng chưa rewrite: http://localhost/index.php?controller=book&action=list
- http request dạng đã rewrite: http://localhost/book/list (để rewrite url ta dùng htaccess).

III. Xây dựng cấu trúc folder:
- Các bạn xây dựng cấu trúc như hình vẽ (cấu trúc đơn giản cơ bản), hoặc có theo cấu trúc khác mà các bạn cho là dễ dàng thao tác và quy ước theo các bạn.



- Hoặc có thể tham khảo cấu trúc folder của Codeigniter Framework. (đã hiểu cấu trúc cơ bản ở trên ^^)

IV. Ví dụ cơ bản: (Book manager):
1. Xây dựng Model:

PHP Code:
//file book_model.php Class Book_Model {
Public  
$dataTemp = array(
                                   
=> array(
                                                   
“title” => “Yii framerk”,
                                                   
“description” => “Yii framework description”,
                                                   
“price” => 45.5
                                                 
),
                                  
=> array(
                                                 
“title” => “javascript ahead”,
                                                 
“description” => “javascript ahead description”,
                                                 
“price” => 15.8
                                                
),
                                  
=> array(
                                                 
“title” => “PHP Beginner”,
                                                 
“descrition” => “PHP Beginner description”,
                                                 
“price” => 55.55
                                              
)
                                   );
Public function 
getListBooks()
{
        Return 
$this->dataTemp;
}
Public function 
getBook($id)
{
        Return 
$this->dataTemp[$id];
}
}  
2. Xây dụng Controller:

PHP Code:
//file book_controller.php
//Nội dung của trang controller.php
include “model/book_model.php”;
Class 
Book_Controller {
    Public 
$model;
    Public function  
__constructor()
       {
             
$this->model = new Book_Model();
       }

        Public function 
invoke()
       {
             Switch(
$atc)
            {
               Case 
“view” :
                         
$id $_GET[“id”] || 0;
                       
$this->view($id);break;
              Case 
“list”:
                  Default:
                      
$this->list();break;

                }
       }

       Public function list()
      { 
              
$listBooks $this->model->getListBooks();
              include 
“view/booklist.php”;
        
      }

      Public function 
view($id)
      {
           
$bookView $this->model->getBook($id);
           include 
“view/bookview.php”;
      }
}  
3. Xây dựng View:

PHP Code:
//file view/booklist.php
<html>
<head><title>Book List</title></head>
<body>
    <table>
        <tr>
<td>Title</td>
<td>Decscription</td>
<td>Price</td>
</tr>
        <?php 
            
foreach ($listBooks as $book)
            {
                echo 
'<tr>
<td>
<a href="index.php?book='
.$book[“title”].'">' .$book[“title”]. '</a></td><td>' .$book[“description”].'</td><td>' .$book[“price”].'</td>
</tr>'
;
            }
        
?>     </table>
</body>
</html>


//file view/bookview.php
<html>
<head><title>Book View</title></head>
<body>
<h3><?= $bookView[“title”]; ?></h3>
<span class=”description”> <?= $bookView[“description”];?></span>
<span class=”price”><?= number_format($bookView[“price”];?></span>
</body>
</html>
4. Trang index:

PHP Code:
<?php
$c 
$_GET[“controller”] || “home”$act $_GET[“action”];
include 
“controller/$c_controller.php”$c $c.”_controller”$controller = new $c$controller->invoke();
?>
V. Mở rộng:

- Xây dựng thêm hàm loader để load các thư viện cần thiết.
- Xây dựng thêm các folder tương ứng để thực hiện các chức năng mở rộng
+ folder cache 
+ folder helper
+ folder library
+ folder plugin
- Cái này tùy các bạn có thể cần gì thì mình bổ sung, tham khảo thêm ở 1 số mvc framework hiện nay , codeigniter chẳng hạn.

Nguồn: sưu tầm

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHP DESIGNER 8

- Monday, January 13, 2014 1 Comment
Với những người lập trình PHP thì việc sở hữu một công cụ thiết kế web như PHP Designer là việc nên làm. Vì nó rất dễ dùng, nhẹ máy và tích hợp các tính năng hỗ trợ viết code.


Sau đây công ty thiết kế web Ancoti chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách sử dụng cơ bản các chức năng đơn giản trong công cụ thiết kế web PHP Designer cho những bạn mới sử dụng chúng. Đơn giản thôi phải không nào!
(Nếu bạn nào chưa biết cách cài đặt thì có thể tham khảo tại: Cách cài đặt PHP designer) 

Bây giờ chúng ta khởi động chương trình lên và tiến hành cấu hình cho PHP Designer.
Chúng ta vào Tools chọn Preferences.
Chọn General rồi chọn các mục như hình.
huong-dan-su-dung-cong-cu-thiet-ke-web-php-designer8.jpg
Chọn mục localhost và khai báo như hai mục dưới hình nếu bạn dùng máy làm máy local. Có thể nhập địa chỉ khác nếu bạn có host và tên miền trên Internet.
- Server path: tên miền máy chủ.( cái này để nhập trên trình duyệt).
- Local server path: thư mục gốc của tên miền.( nơi chứa mã nguồn website).
huong-dan-su-dung-php-designer8.jpg
Ta đã cấu hình xong cho PHP Designer 8.
- Bước tiếp theo để tạo một project mới ta vào menu chọn Project > Project manager (có thể nhấn F11) chọn New.
huong-dan-su-dung-php-designer8-1.jpg

- Khai báo xong tên project chọn Next.
huong-dan-su-dung-php-designer8-2.jpg
- Khai báo nơi lưu trữ project phải đặt trong đường dẫn khi ta cấu hình ở mục local server path ở trên.
huong-dan-su-dung-php-designer8-3.jpg
- Ở mục này có thể thêm thư viện nếu có, còn không thì nhấn Next.
huong-dan-su-dung-php-designer8-4.jpg
- Mục FTP accounts. Thêm tài khoản FTP còn không thì next.
huong-dan-su-dung-php-designer8-5.jpg
- Mục Filters để mặc định. Nhấn next.
- Mục Sumary nhấn Finish để hoàn tất.

Như vậy, bạn đã tạo xong một project. Đơn giản phải không? Bây giờ hãy tự thiết kế trang web cho mình bằng cách tạo ra trang html hoặc php nhé.
Chúc các bạn thành công.
(Internet)

Bài 1 - CÚ PHÁP CĂN BẢN (PHP)

- Sunday, January 12, 2014 No Comments
(sưu tầm)Trang PHP là 1 trang HTML có nhúng mã PHP


Để minh hoạ cho điều này, ta hãy xem qua một số ví dụ sau:

Ví dụ 1: lưu file sau lên đĩa với tên vd1.php và chạy thử: 







<html><head><title>Testing page</title></head>
<body><?php echo "Hello, world!"; ?></body>
</html>
Bạn sẽ nhận được 1 trang HTML mà khi view source bạn xẽ nhận được nội dung như sau: 

<html><head><title>Testing page</title></head>
<body>Hello, World!</body>
</html>
Ví dụ 2: lưu file sau lên đĩa với tên vd2.php và chạy thử: 

<?php echo "<html><head><title>Testing page</title></head>
<body>Hello, world!</body>
</html>"; ?>
Bạn cũng nhận được 1 trang HTML có source là: 

<html><head><title>Testing page</title></head>
<body>Hello, World!</body>
</html>
Như vậy có thể nhận xét rằng 1 trang PHP cũng chính là 1 trang HTML có nhúng mã PHP ở bên trong và có phần mở rộng là .php. Phần mã PHP được đặt trong thẻ mở <?php và thẻ đóng ?>. Khi trình duyệt truy cập vào 1 trang PHP, server sẽ đọc nội dung file PHP lên, lọc ra các đoạn mã PHP, thực thi các đoạn mã đó, lấy kết quả xuất ra của các đoạn mã PHP thay thế vào chỗ ban đầu của chúng trong file PHP, cuối cùng server trả về kết quả cuối cùng là 1 trang nội dung HTML về cho trình duyệt.
Ở ví dụ 1 bên trên, server thực thi đoạn mã <?php echo "Hello, world!"; ?>, đoạn mã này sẽ xuất ra dòng chữ Hello, world!, dòng chữ này sẽ được server thay thế ngược lại vào vị trí của đoạn mã PHP và trả về kết quả cuối cùng cho trình duyệt: 

<html><head><title>Testing page</title></head>
<body>Hello, World!</body>
</html>
Như vậy thì ta hoàn toàn có thể tạo ra 1 file vd3.php với nội dung như sau: 

<html><head><title>Testing page</title></head>
<body>Hello, World!</body>
</html>
Và file này vẫn chạy được ngon lành, không có vấn đề gì hết!


Lệnh echo dùng để xuất 1 chuỗi văn bản về trình duyệt

Ở các ví dụ bên trên, ta đã dùng 1 lệnh của PHP là lệnh echo. Lệnh này dùng để xuất 1 chuỗi văn bản về cho trình duyệt.

Ví dụ câu lệnh echo "Hello, world!"; trình duyệt sẽ nhận được chỗi văn bản Hello, world!.
Câu lệnh echo 1+2; sẽ trả về cho trình duyệt chỗi văn bản 3.
Và câu lệnh echo 1+2, "Hello, world!"; sẽ trả về trình duyệt chỗi 3Hello, world!.

Phân cách các lệnh bằng dấu chấm phảy ( ; )

Tương tự như các ngôn ngữ lập trình C hoặc Pascal, 1 câu lệnh của PHP được kết thúc bằng dấu chấm phảy ( ; ). Ví dụ:
echo 1+2;
echo "Hello, world!";

Chú thích trong chương trình

Các chú thích không phải là mã chương trình, nhưng nó giúp ta ghi chú về 1 đoạn chương trình nào đó. Khi lập trình, bạn nên để các ghi chú vào trong chương trình để sau này khi đọc lại code, bạn sẽ nhanh chóng nắm bắt được nội dung và ý nghĩa của đoạn chương trình đã biết.
PHP cho phép ta ghi 2 loại chú thích: chú thích trên 1 dòng (chú thích loại này chỉ có thể ghi trên 1 dòng mà thôi), và chú thích nhiều dòng (chú thích loại này có thể ghi dài bao nhiêu cũng được).
Chú thích 1 dòng được bắt đầu bằng // hoặc #, và những gì được ghi từ đó về sau là chú thích. Chú thích nhiều dòng được bắt đầu bằng /* và kết thúc bằng */, những gì ở giữa là chú thích. Ví dụ: 

<?php
//Đây là chú thích 1 dòng, đoạn chương trình sau sẽ in ra chuỗi 123
echo 123;

#Đây cũng là chú thích 1 dòng, đoạn chương trình sau sẽ in ra chuỗi abc
echo "abc";

/*
Đây là chú thích nhiều dòng
Đoạn chương trình sau sẽ in ra chuỗi abc123
*/
echo "abc123";
?>

Giới thiệu về PHP

- No Comments
Ngôn ngữ PHP đang trở nên phổ biến hơn đối với các Lập trình viên. Một trong các ngôn ngữ có thư viện mã nguồn mở lớn.

PHP (Hypertext Preprocessor) là ngôn ngữ script trên server được thiết kế để dễ dàng xây dựng các trang Web động. Mã PHP có thể thực thi trên Webserver để tạo ra mã HTML và xuất ra trình duyệt web theo yêu cầu của người sử dụng.
Ngôn ngữ PHP ra đời năm 1994 Rasmus Lerdorf sau đó được phát triển bởi nhiều người trải qua nhiều phiên bản. Phiên bản hiện tại là PHP 5.3.10 đã được công bố ngày 2/2/2012.
Có nhiều lý do khiến cho việc sử dụng ngôn ngữ này chiếm ưu thế xin nêu ra đây một số lý do cơ bản :
- Mã nguồn mở (open source code)
- Miễn phí, download dễ dàng từ Internet.
- Ngôn ngữ rất dễ học, dễ viết.
- Mã nguồn không phải sửa lại nhiều khi viết chạy cho các hệ điều hành từ Windows, Linux, Unix
- Rất đơn giản trong việc kết nối với nhiều nguồn DBMS, ví dụ như : MySQL, Microsoft SQL Server 2000, Oracle, PostgreSQL, Adabas, dBase, Empress, FilePro, Informix, InterBase, mSQL, Solid, Sybase, Velocis và nhiều hệ thống CSDL thuộc Hệ Điều Hành Unix (Unix dbm) cùng bất cứ DBMS nào có sự hổ trợ cơ chế ODBC (Open Database Connectivity) ví dụ như DB2 của IBM.

Một file PHP là gì?

Chức văn bản (tex), các thẻ HTML tags và scripts trả về phía trình duyệt dưới dạng Plain HTML. Có đuôi định dạng như ".php", ".php3", hay là ".phtml"

MySQL là gì?

Là một hệ quản trị csdl hay còn gọi là database server lý tưởng cho các ứng dụng nhỏ và lớn hỗ trợ standard SQL tương thích với nhiều môi trường (Platforms) miễn phí.

Kết hợp giữa PHP và MySQL

 PHP kết hợp với MySQL là lý tưởng nhất. (Bạn có thể phát triển trên môi  trường hệ điều hành Windows hoặc Unix).

Tại sao lại là PHP?

 PHP có thể chạy trên các môi trường (platforms) khác nhau như (Windows, Linux, Unix, etc.)
 PHP tương thích với hầu hết các servers đang sử dụng hiện nay như  (Apache, IIS, etc. Miến phí các bạn download từ trang: www.php.net PHP dễhọc.Miễnphí,bạncóthểdownloadtừtrang:www.php.net PHP dễ học.

Bắt đầu từ đâu?

Cài đặt trên localhost hoặc thuê host hỗ trợ PHP, MySQL.
(Internet)