Mới nhất

Latest Posts
Browsing Category " Marketing Online "

Đôi điều chia sẻ về MARKETING ONLINE

- Saturday, February 14, 2015 1 Comment

QÚA TRÌNH TÌM ĐAM MÊ 

Biểu tượng cảm xúc smile
Mình tiếp cận với Marketing Online cũng gần 2 năm, từ khi học Thương mại điện tử, bị sự "kích thích mạnh mẽ" từ thầy giáo của mình, rứa là đam mê luôn. Sau khi học xong TMĐT, mình thực sự yêu thích và quyết tâm theo đuổi nghề này. Đây là một nghề tiềm năng, "đỡ code" theo suy nghĩ của nhiều người. Bạn thậm chí có thể tự kinh doanh nếu biết MO.

RÈN LUYỆN TƯ DUY MARKETING

Việc có nền tảng kiến thức cơ bản về kinh tế + tin học, mình thấy dễ hơn trong việc tiếp cận và học MO, hiểu được background tổng thể, sau đó khám phá dần. Nhưng mình cũng sớm nhận ra để làm 1 marketer thực sự, cái cần đó chính là tư duy marketing chứ không phải khả năng sử dụng công cụ để làm việc. Bạn có thể học cách sử dụng phần mềm đăng tin chỉ trong vài giờ, học cách chạy quảng cáo trong vài ngày... Nhưng cái chính của 1 người làm marketing là TƯ DUY MARKETING, nó mang đến sự HIỆU QUẢ. Tư duy đúng sẽ giúp bạn có CHIẾN LƯỢC ĐÚNG. Khi có chiến lược, bạn sẽ học cách làm kế hoạch và triển khai, theo dõi, đánh giá, đo lường kết quả... Với cách làm khoa học như vậy bạn sẽ dễ thành công. Hơn nữa TƯ DUY tốt sẽ giúp bạn dễ dàng thăng tiến và phát triển.
Và bạn nên nhớ rằng, tư duy marketing là "mưa dầm thấm lâu", chỉ có trải nghiệm mới giúp bạn trưởng thành trong suy nghĩ. Tư duy của bạn sẽ lớn dần theo Biểu tượng cảm xúc grin.

HỌC LẬP TRÌNH ĐỂ LÀM SEO - LÀM MARKETING

Có lẽ không ít người chán chê việc lập trình và cảm thấy không phù hợp. Riêng mình nghĩ nếu bạn biết lập trình sẽ là 1 lợi thế lớn, đặc biệt là làm SEO. Mình dành khoảng nửa năm để học lập trình web PHP. Chính nhờ điều đó mà mình có thể thiết kế được web chuẩn SEO, tối ưu SEO onpage 1 cách dễ dàng, thậm chí làm ra một số ứng dụng trên nền web để hỗ trợ marketing. Mình thực sự thấy thích thú và rút ngắn thời gian nhờ việc sử dụng các công cụ trong quá trình làm marketing.

KINH NGHIỆM HỌC MARKETING ONLINE NHƯ THẾ NÀO?

1. Hãy thay đổi thái độ đối với mọi việc, thay đổi cách nhìn về cuộc sống. Hãy cafe thường xuyên và cảm nhận cuộc sống =)). Người marketing cần trải nghiệm. Thay đổi tư duy từ những cuốn sách như: Đắc nhân tâm, sách dạy kinh doanh. Học ANH VĂN nữa nhé.
2. Cách tiếp cận: "Hiểu Background tổng thể rồi chia để trị". Bạn hãy Gõ "marketing tree" trên google và mở tab hình ảnh. Bạn sẽ thấy Marketing gồm những gì rồi học "từng nhánh" của cái cây đó. Mỗi nhánh sẽ là 1 kênh marketing. Lợi thế của dân IS sẽ giúp bạn tiếp cận nhanh hơn bạn nghĩ đấyBiểu tượng cảm xúc grin. Hãy tìm những công cụ để giúp bạn thực hiện công việc 1 cách hiệu quả. Có phần mềm và công cụ cả, chỉ cần bạn biết cách vận dùng là sẽ ok, chưa cần phải "sáng tạo" ra cái gì quá cao xa.
3. Học cách lập kế hoạch, rèn luyên tư duy marketing. Sếp sẽ đánh giá rất cao và bạn sẽ có cơ hội thăng tiến nếu biết cần lập kế hoạch. Hãy chọn cho mình một mô hình triển khai marketing như SOSTAC chẳng hạn, nó sẽ giúp bạn biết cách lập kế hoạch như thế nào Biểu tượng cảm xúc smile Dần dần mọi thứ sẽ trở nên khoa học và không mơ hồ nữa.
4. Học cách sáng tạo và viết nội dung. "Content is King", hãy học cách viết 1 bài PR như thế nào, viết 1 status ra sao, trình bày nội dung như thế nào cho khoa học và hay... Còn bạn muốn sáng tạo, hãy xem phim và cafe thật nhiều nhé =))
5. Hãy học cách QUAN HỆ VÀ CHÉM GIÓ, nó sẽ giúp bạn học được những kiến thức từ các tiền bối và nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp.

ĐƯỜNG CÒN DÀI VÀ CÒN NHIỀU CHÔNG GAI NHƯNG HÃY CHIẾN ĐẤU KHÔNG NGỪNG NGHỈ.

Dần dần sau mấy tháng tu luyện, cũng kiếm được 1 công việc MO để làm, dù kinh nghiệm chưa nhiều nhưng hy vọng với những dự định sắp tới, mọi thứ sẽ dần tốt đẹp.
Hãy dám đặt mục tiêu và vươn lên, trở thành 1 chuyên gia MO chẳng hạn.
+ Không có MỤC TIÊU bạn sẽ dế lạc đường
+ Không chịu TRẢI NGHIỆM thì sẽ khó trưởng thành
"Hãy dám đam mê, hãy dám dại khờ Biểu tượng cảm xúc pacman "
Chúc mọi người năm mới nhiều thành công Biểu tượng cảm xúc smile
(Đêm 14/2 mà ngồi chém gió ri đây :v)


Ba công cụ hàng đầu của Digital Marketing 2015

- Thursday, November 20, 2014 No Comments
Mobile marketing, social media và content marketing sẽ là ba công cụ digital marketing phát triển mạnh trong năm 2015.
các cong cu của marketing online 2015
Xu hướng Digital Marketing có nhiều thay đổi
Trong vài năm qua, digital marketing đã phát triển như vũ bão, bắt nhịp cùng với tốc độ phát triển vượt bậc của các loại công nghệ khác. Mobile marketing là một ví dụ điển hình khi nó nhanh chóng trở thành một thiết bị thiết yếu giúp các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu mọi lúc, mọi nơi và đưa khách hàng đến quyết định mua hàng.
Bên cạnh đó, social media marketing cũng là một công cụ quảng cáo online hiệu quả. Một số doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào công cụ này nhằm thu lợi nhuận từ lưu lượng truy cập của các hình thức social media có tính phí.
Cuối cùng, content marketing đã trở thành chiến lược cần thiết cho cả việc quản lý thương hiệu cũng như trong tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, mang đến cho doanh nghiệp cơ hội tăng lưu lượng truy cập thông qua các phương tiện công cụ digital marketing. Dưới đây là thông tin về ba công cụ của digital marketing trong năm 2015:

Mobile Marketing

Số người sử dụng smartphone trên toàn cầu được dự kiến sẽ đạt 2 tỷ vào năm 2015. Đây không là điều đáng ngạc nhiên khi công nghệ thiết bị di động vẫn không ngừng phát triển, đặc biệt là các smartphone và máy tính bảng hiện nay được trang bị những chức năng có thể thay thế một chiếc máy vi tính để bàn.
Khi đó, việc tiếp cận người dùng khi đang di chuyển, dẫn dắt khách hàng đến với những cửa hàng online, hoặc ghé thăm cửa hàng thông qua những thông tin trên website đều trở nên dễ dàng hơn khi sử dụng mobile marketing.
Thị phần thiết bị di động của tất cả các lưu lượng truy cập internet đã tăng 25% trong năm nay. Ngoài ra, lưu lượng truy cập internet bằng thiết bị di động sẽ tăng trưởng với tốc độ 3,5% mỗi tháng, từ đó cho thấy giá trị hiệu quả của đầu tư vào chiến lược digital marketing cho các nền tảng di động.
cac cong cu marketing 2015
Mobile Marketing

Social Media

Ngay cả khi Facebook và Twitter đang thống trị lĩnh vực social media marketing trên toàn thế giới, thì các trang mạng xã hội khác vẫn có khả năng chi phối không nhỏ.
Điển hình là LinkedIn đã có hơn 200 triệu người dùng, và các trang mạng xã hội khác như Pinterest, Instagram cũng đang phát triển như trước đây có trên 50 triệu người sử dụng, và hơn 40 triệu bức ảnh được tải lên Instagram mỗi ngày.
Sau đó, Google đã tham gia cuộc chiến mạng xã hội với Google+.
Và để chiếm giữ vị trí hàng đầu, Google đã tích hợp Google+ với các dịch vụ khác, chẳng hạn như YouTube và Gmail. Và kết quả là, cơ sở dữ liệu người sử dụng hằng tháng trên 300 triệu, đã đưa Google+ trở thành mạng xã hội lớn thứ hai trên thế giới.
Không có gì nghi ngờ khi Facebook giữ vị trí người thống trị mạng xã hội với 665 triệu người dùng hoạt động trên Facebook mỗi ngày. Trong thực tế, 23% người sử dụng Facebook sẽ kiểm tra tài khoản của họ ít nhất 5 lần/ngày.
Đây là một cơ hội tiếp cận khách hàng mà các doanh nghiệp cần tận dụng bởi người dùng sẽ nhìn thấy những thông điệp của doanh nghiệp trên trang News Feed (đặc biệt là cho người sử dụng điện thoại di động).
cac cong cu marketing 2015
Social đang dần chiếm lĩnh

Content Marketing


Các chuyên gia SEO đều biết một thực tế rằng content marketing là yếu tố hết sức quan trọng đối với sự tồn tại của bất kỳ chiến lược SEO nào. Ngoài ra, việc tạo ra những bài viết mới mẻ và hấp dẫn trên cơ sở phù hợp với nhu cầu của độc giả cũng rất quan trọng đối với việc xây dựng cộng đồng trên các kênh mạng xã hội.
cac cong cu marketing 2015
Content cần được chú trọng.

Những nội dung trực quan được chứng minh là có hiệu quả tốt trong việc thúc đẩy sự tham gia tương tác, như các bài báo/bài viết với những hình ảnh hấp dẫn đã được công nhận thu hút hơn 94% người xem so với những bài không có nội dung trực quan.
Content marketing có thể được kết hợp trong các bài đăng của các nền tảng phương tiện truyền thông xã hội, bài viết liên kết trỏ đến website doanh nghiệp hoặc các bài blog trên website nhằm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Các bài blog có hiệu quả đặc biệt trong việc thu hút người dùng cũng như cung cấp nhiều thông tin để giữ khách truy cập trang web, tăng hiệu quả của các chiến dịch SEO.
(Doanh Nhân Sài Gòn)

Triết lý Jack Ma dành cho startup thương mại điện tử

- Monday, September 8, 2014 2 Comments
Jack Ma – Người từ khởi đầu đã bị cho rằng “hoang tưởng” khi nói về ước mơ của ông với Internet đã trở thành ông vua thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc và tự ghi danh thành người giàu nhất Trung Quốc. Ông tâm sự:
Hoài bão của bất kỳ người lập nghiệp nào trong ngày đầu tiên cũng là đẹp nhất, phải luôn tin vào trực giác của bạn. Kể từ ngày thành lập, Alibaba luôn bị hoài nghi. Trong suốt 8 năm qua, chúng tôi luôn bị chỉ trích, mọi người đều cho rằng việc chúng tôi đang làm là không thực tế.

Nguồn: Guardian
Chia sẻ về bí quyết khởi nghiệp trong lĩnh vực TMĐT, Jack Ma cho biết: “Phương hướng phát triển của Alibaba là "năm ngón Đạt Ma”, đó chính là 5 hướng phát triển của Alibaba gồm: hệ thống niềm tin, tìm kiếm, phần mềm quản lý, giao nhận và thanh toán. Thiết nghĩ, với những đặc tính khá tương đồng giữa thị trường Trung Quốc và Việt Nam, 5 yếu tố dưới đây sẽ là những đúc kếtquý báu dành cho các startup TMĐT Việt Nam.

1.Hệ thống niềm tin

Jack Ma nhanh chóng nhận ra vấn đề về niềm tin của người tiêu dùng ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của TMĐT cách đây hơn 10 năm.
Kìm hãm sự phát triển của TMĐT Trung Quốc hiện nay vẫn là do hệ thống niềm tin chưa hoàn chỉnh. Muốn thúc đẩy toàn bộ hệ thống Internet tiến vào thời đại TMĐT, ắt phải có sự hỗ trợ của hệ thống niềm tin. Niềm tin là một trợ lực và nó cũng giống như một cây cầu độc mộc mà thương mại điện tử bắt buộc phải đi qua.
Ở Trung Quốc, trước khi làm kinh doanh, mọi người luôn có một tâm lý đề phòng, nghĩa là họ luôn thường trực câu hỏi “bạn hàng của tôi có tin cậy không”. Sau nhiều lần tiếp xúc với khách hàng, anh ta mới có thể xây dựng cho mình một lòng tin cơ bản, giá thành giao dịch rất cao. Mục tiêu của Alibaba là xây dựng hệ thống niềm tin giao dịch trên thị trường, có thể tiết kiệm nhiều nhất giá thành giao dịch.
Với các doanh nghiệp xin phép đăng ký trở thành hội viên của Hệ thống niềm tin, Alibaba có trình tự thẩm tra rất nghiêm ngặt. Những thông tin của doanh nghiệp, ngoài chất lượng thông tin (chất lượng của tài liệu), còn bao gồm cả đánh giá của người khác với họ và đánh giá không tích cực của hội viên khác do hệ thống cung cấp.
Hệ thống chứng nhận này giúp mọi người biết được mức độ tín nhiệm, giảm bớt khả năng mắc lừa trong giao dịch. Không có gì ngạc nhiên là Taobao cũng có một hệ thống đánh giá tương tự.

2.Tìm kiếm

Cùng với sự phát triển của thị trường, thông tin ngày càng nhiều hơn, nhưng khi có quá nhiều lựa chọn lại là nguyên nhân gây khó khăn cho khách hàng. Làm thế nào để tìm được thông tin thích hợp nhất với mình trong một biển thông tin đã trở thành một nhu cầu bức thiết của phần lớn khách hàng?
Lời nhận xét sau đây của Jack Ma về vấn đề này đã hơn 8 năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị. Trong hội nghị chiến lược về dịch vụ tìm kiếm vào tháng 3/2006, Jack Ma đã nhận xét:
Nếu không có sự giúp sức của dịch vụ tìm kiếm thông tin, có thể nói, thương mại điện tử của chúng tôi chưa thế hoàn thiện.
Jack Ma mô tả:
Yahoo Trung Quốc đã tận dụng những nội dung của mình để gây ảnh hưởng đến thói quen và khuynh hướng tiêu dùng của khách hàng. Sau khi khách hàng có nhu cầu có thể giao dịch trên taobao.com, hơn nữa họ có thể tìm kiếm nguồn hàng của mình từ Alibaba. Tìm kiếm là con đường dẫn thẳng đến Taobao và Alibaba, còn Alipay lại là kênh thanh toán tất cả các giao dịch.

Nguồn: Forbes
Đây là bài toán website Chợ Điện Tử, Vật Giá, 5Giây, Rồng Bay, Én Bạc cũng đang muốn tối ưu kết quả tìm kiếm cũng như cách thức tìm kiếm trên trang web của mình để đến được với khách hàng trong một biển thông tin trên Internet.

3. Phần mềm quản lý

Khi quan sát thị trường, Trung Quốc có 20 triệu doanh nghiệp sử dụng TMĐT, nhưng chỉ có 20% trong số đó sử dụng phần mềm quản lý, vì chúng phức tạp, giá thành cao, khó ứng dụng.
Alibaba muốn đưa TMĐT vào nội bộ doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp công cụ, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm tài chính, quản lý chuỗi cung ứng. Vương Thao, giám đốc Alisoft cho biết :
Trên thực tế là giao cho Alibaba một phần chức năng quản lý và kinh doanh vốn do doanh nghiệp thực hiện". Một số khách hàng phản hồi: “đây không phải là phần mềm, mà là một người môi giới ảo.
Bất kể ai cũng có thể đăng nhập vào kho dữ liệu của doanh nghiệp mình giống như đăng nhập vào hộp thư điện tử, chức năng thông tin hóa của tất cả các doanh nghiệp đều có thể dễ dàng hiện ra.

4. Giao nhận hàng hóa

Nông thông Trung Quốc rộng lớn, nhu cầu với TMĐT, đối với hàng hóa thành thị là rất lớn nhưng hiện giờ chưa có một trang web nào đủ khả năng phủ khắp khu vực nông thôn, thị trấn và thành phố nhỏ của Trung Quốc.
Do đó, giao nhận hàng hóa là nút thắt cổ chai đối với sự phát triển của TMĐT, hợp tác với Bưu chính Trung Quốc sẽ là liều thuốc bổ sung tốt nhất cho những thiếu hụt của Alibaba, từ đó đạt được múc đích hỗ trợ hiệu quả nhất.
Hiện nay, nếu soi ngược trở lại tình hình các startup giao nhận ở Việt Nam, những startup này đều tập trung hỗ trợ cho TMĐT. Nhưng dường như cuộc chơi giao nhận ở Việt Nam vẫn xoay quanh những tên tuổi lớn như Giaohangnhanh, Giaohangso1, Giaohangtietkiem và một vài startup khác chia nhau những miếng nhỏ của thị trường. Và cho tới thời điểm này, chưa có startup nào trong số này vươn tới tầm mức trải dài một trục giao nhận trên khắp 63 tỉnh thành của đất nước hình chữ S này.
(Xem thêm:7 startup Việt trong lĩnh vực giao nhận bạn cần biết)

5.Phương thức thanh toán điện tử

Một thị trường TMĐT không an toàn sẽ không tạo dựng được niềm tin và sự tín nhiệm thực sự, và muốn giải quyết vấn đề an toàn, trước tiên phải bắt đầu từ khâu giao dịch, giải quyết triệt để vấn đề thanh toán.
Để giải quyết vấn đề an ninh, vào tháng 10/2003, khi ra mắt Taobao, Alibaba đã đưa kênh thanh toán độc lập thứ 3 – Alipay, chính thức tiến quân vào lĩnh vực thanh toán của TMĐT. Quy trình của Alipay và các cam kết khá giống với Ngân Lượng, Bảo Kim, chỉ khác là họ cách chúng ta gần 10 năm.


Việc khó khăn nhất của xã hội lúc bấy giờ chính là thanh toán điện tử, thế nên Alipay phải trở thành một kênh thanh toán tốt nhất ở Trung Quốc. Mắt xích sinh thái này được xây dựng, thì TMĐT mới có thể đứng dậy được.
Tính đến cuối tháng 3/2014, số khách hàng của Alipay đã hơn 60 triệu, số lượng doanh nghiệp đã hơn 7 triệu trên nhiều lĩnh vực: trò chơi ảo, thông tin số, dịch vụ thương mại, vé máy bay.
Biên tập bởi Quyen Quyen

BỘ LỊCH XU HƯỚNG NGƯỜI TIÊU DÙNG

- Wednesday, September 3, 2014 No Comments


Hãy sử dụng và in bộ lịch xu hướng tiêu dùng để giúp bạn có thêm ý tưởng trong việc xây dụng bản kế hoạch quảng cáo cùa bạn theo mùa của mỗi ngành. xây dựng kế hoạch thật sớm nếu có thể, tốt hất bạn nên chạy một chiến dịch quảng cáo 3 tháng trước một sự kiện

Tải về: http://www.mediafire.com/download/fdd8fvydf6g77i5/E2028121+GGL+SDM-Calendar-eDM-VN.pdf

Các chỉ số KPI về Kinh doanh và Marketing

- Monday, May 5, 2014 No Comments
KPI về tiếp xúc qua điện thoại
1. Chi phí trung bình mỗi cuộc gọi/mỗi lần giao dịch
- Chỉ số này chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát chi phí điện thoại của công ty.
2. Thời gian nói chuyện trung bình của một cuộc điện thoại
- Chỉ số này để kiểm soát thời gian cuộc gọi quá dài theo quy định.
- Chỉ số này áp dụng được khi công ty đã phân quyền cuộc gọi cho các máy điện thoại con qua tổng đài.
3. Thời gian chờ trung bình chuyển tiếp
- Là số thời gian mà khách hàng phải chờ để được gặp người cần giải quyết.
- Chỉ số này bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: tổng đài viên và người chuyển cuộc gọi của bộ phận (nếu cả bộ phận đó mới có 1-2 điện thoại).
4. % trả lời sau khung thời gian ví dụ 5 giây hoặc 3 hồi chuông
- Là tổng số lần trả lời khách trong vòng 3 hồi chuông điện thoại.
5. Tỷ lệ huỷ cuộc gọi trong khi chờ đợi
- Là số lần huỷ cuộc gọi của khách sau khi phải chờ đợi quá lâu.
6. Số cuộc gọi không kết nối được
- Là số cuộc gọi đến nhưng không thể kết nối do máy bận hoặc không nghe máy.
7. Tỷ lệ giải quyêt được trong cuộc gọi đầu tiên
- Là tỷ lệ cách giải quyết làm khách hàng hài lòng ngay trong cuộc gọi đầu tiên.
KPI của sale rep
1. Tỷ lệ phản hồi / tổng số gửi đi
- Công thức = tổng số phản hồi khách hàng / tổng số thông tin gửi tới khách hàng.
- Tỷ lệ này đo lường hiệu quả của marketing trực tiếp của các sale rep.
- Các chương trình markeing trực tiếp có thể là gửi thư, gửi email….
2. Thời gian để trả lời mỗi yêu cầu của khách hàng
- Đối với các trường hợp thời gian để trả lời có thể phát sinh dài thì việc đo lường chi tiêu này là hữu ích để có phản hồi nhanh chóng tới khách hàng.
3. Tỷ lệ kiếm được khách hàng
- Là tỷ lệ khách hàng kiếm được trên tổng số khách hàng đã tiếp xúc.
- Ngoài ra, còn tỷ lệ khách hàng kiếm được / tổng số khách hàng đã nhận được phản hồi. Lưu ý: số khách hàng đã nhận được phản hồi = tổng số phản hồi và số không phản hồi.
4. Số khách hàng /nhân viên
- Chỉ số này là tổng số khách hàng trên / số NV sale, tức là 1 nhân viên sale thì kiếm được hay phục vụ bao nhiêu khách hàng.
5. Số cuộc hẹn trung bình mỗi sale rep
- Công thức = tổng số cuộc hẹn trung bình mỗi khách hàng của từng sale rep.
- Tỷ lệ này đo lường độ khó trong việc thuyết phục khách hàng và khả năng thuyết phục của từng sale rep.
6. Tỷ lệ sale rep trên chỉ tiêu doanh số
- Công thức = tổng số sale rep đạt chỉ tiêu doanh số / tổng số sale hiện có.
- Tỷ lệ này đo lường hiệu quả của lực lượng bán hàng của công ty.
7. Doanh số trung bình/NV sale
- Bằng tổng doanh số của toàn bộ nhân viên / số nhân viên.
8. Doanh số trung bình của khách hàng/ mỗi NV
- Bằng tổng doanh số của NV/ tổng số khách hàng của NV đó.
9. Chi phí giành được khách hàng mới
- Bằng tổng các chi phí để giành được một khách hàng mới.
10. Sự thay thế nhân viên = tổng số NV tuyển/tổng số NV nghỉ
- Công thức = tổng số nhân viên đã tuyển / tổng số nhân viên theo kế hoạch.
- Tỷ lệ này đo lường mức độ luân chuyển nhân viên của bộ phận sale.
- Ngoài ra còn một tỷ lệ khác là vòng đời của nhân viên sale – tổng thời gian của tất cả NV sale (kể cả nghỉ việc)/ tổng số nhân viên (kể cả nghỉ việc).
11. Thời gian tuyển dụng và huấn luyện sale rep đạt đến quota
- Là tổng thời gian để huấn luyện một nhân viên sale đạt được chỉ tiêu doanh số của công ty.
13. Chi phí lực lượng bán hàng
- Chi phí lương.
- Chi phí bán hàng/khách hàng (bao gồm tất cả các dụng cụ, các poster…cho mỗi khách hàng).
KPI về cửa hàng siêu thị
1. Tỷ lệ lợi nhuận
- Chỉ số này phản ánh tỷ lệ lợi nhuận của từng cửa hàng ở mỗi khu vực.
- Bạn sử dụng tỷ lệ này so sánh mức độ hiểu quả của các cửa hàng với nhau và với tỷ lệ lợi nhuận chung.
2. Tỷ lệ lợi nhuận/vốn đầu tư
- Công thức = lợi nhuận thuần / tổng vốn đầu tư.
- Tỷ lệ này xem xét mức hiệu quả lợi nhuận so với số vốn bạn phải bỏ ra.
3. Doanh số/địa điểm
- Bẳng tổng doanh số của địa điểm đó so với các địa điểm khác.
- Tỷ lệ này cho bạn biết khu vực nào bán hàng tốt và khu vực nào bán không tốt hoặc chưa có hiệu quả.
4. Chi phí mặt bằng/doanh số
- Bẳng tổng chi phí mặt bằng / tổng doanh số
- Tỷ lệ này cho bạn biết mặt bằng bạn thuê có hiệu quả hay không hoặc là bạn chưa có đủ các nỗ lực marketing.
5. Chi phí lương/doanh số
- Đây là tổng lương/doanh số
- Chỉ số này giúp bạn kiểm soát ngân sách lương của cửa hàng.
6. Sản phẩm bán chạy
- Bao gồm danh sách các sản phẩm bán chạy.
- Bạn cần so sánh danh sách này tại các cửa hàng, chi nhánh với nhau, xem chúng có tương thích hay không? Nếu không, bạn cần xem xét lại về sản phẩm, các chương trình marketing của bạn.
- Ngoài ra, bạn cần xem danh sách sản phẩm không bán chạy và tìm hiểu nguyên nhân vì sao.
KPI về chăm sóc khách hàng
1. Tần suất tác động tới khách hàng
- Số lần mua hàng là số lần khách hàng mua hàng trong một đơn vị thời gian.
- Tần suất tác động là số lần chăm sóc trong một đơn vị thời gian.
- Bạn cần xác định xem tần suất đã đủ và đều hay chưa. Việc chăm sóc có một mục đích cũng quan trọng là “gợi nhớ” cho khách hàng, chính vì vậy bạn cần có kế hoạch cho khoảng cách các lần chăm sóc phù hợp.
2. Chi phí dịch vụ/mỗi khách hàng.
- Tỷ lệ = tổng chi phí dịch vụ / tổng khách hàng
- Tỷ lệ này cho biết bạn đã đầu tư bao nhiêu chi phí cho công tác chăm sóc khách hàng.
- Bạn có thể so sánh tỷ lệ này với tỷ lệ của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp để phân tích xem nó hợp lý hay chưa?
3. Tỷ lệ chi phí dịch vụ/ lợi nhuận
- Tỷ lệ = tổng chi phí dịch vụ / tổng lợi nhuận.
- Tỷ lệ này cho bạn biết là 1 đồng lợi nhuận thì bạn bỏ ra bao nhiêu % vào công tác chăm sóc lại khách hàng.
4. Quy tắc pareto:
- Hãy tập hợp 20 % khách hàng chiếm 80 % doanh số của bạn (có thể là tỷ lệ 30/70…)
- Xem xem bạn có phân bố tỷ lệ 20 % khách hàng chiếm 80 % chi phí chăm sóc khách hàng không? Nếu không có, bạn nên phân bổ chi phí chăm sóc khách hàng lại cho phù hợp hơn.
KPI về khách hàng trung thành
1. Số khách hàng mất mát
- Là tổng số khách hàng không mua hàng của bạn nữa.
- Số khách hàng này bao gồm: số khách hàng mua hàng lầu đầu và khách hàng trung thành bỏ đi.
2. Tỷ lệ khách hàng bị mất sau khi mua hàng lầu đầu
- Bằng tổng số khách hàng mua hàng lần đầu bỏ đi/tổng số khách hàng mua hàng lần đầu.
- Tỷ lệ này thấp có thể do các nguyên nhân: sản phẩm của bạn không phù hợp, sản phẩm tốt nhưng quảng cáo không tốt dẫn đến khách hàng không phải mục tiêu lại đi mua hàng của bạn.
3. Tỷ lệ khách hàng trung thành bị mất
- Bằng tổng số khách hàng trung thành bị mất / tổng số khách hàng trung thành hiện có.
- Đây là một tỷ lệ nghiêm trọng nhất mà bạn cần phải lưu ý: các nguyên nhân có thể là: sản phẩm dịch vụ ngày càng kém, xuất hiện các sản phẩm tốt hơn với giá cạnh tranh, sản phẩm của bạn không có tính cách…
4. Vòng đời trung bình của một khách hàng
- Tỷ lệ này bằng tổng thời gian mối quan hệ với khách hàng / tổng số khách hàng đã quan hệ.
5. Tỷ lệ khách hàng quay lại
- Tỷ lệ khách hàng mua hàng 2 lần trở lên / tổng số khách hàng.
- Tỷ lệ này cao cho biết sản phẩm này hấp dẫn khách hàng, tuy vậy bạn cần xem xét những người quay lại/quay đi có đúng là khách hàng mục tiêu không?
6. Tỷ lệ khách hàng mới
- Là tỷ lệ số khách hàng mới bạn kiếm được trong một thời gian
- Tỷ lệ này quá cao chứng tỏ: hoặc là bạn đang mở rộng kinh doanh hoặc là bạn đang mất khách hàng trung thành
KPI về sự phàn nàn của khách hàng
1. Phàn nàn được giải quyết trong lần đầu tiên
- Công thức = tổng số phàn nàn giải quyết lần đầu tiên / tổng số phàn nàn.
- Chỉ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả dịch vụ khách hàng của bạn rất tốt.
- Bạn có thể tính thêm các chỉ số khiếu nại lần 2,3.
2. Tỷ lệ phản hồi nhanh
- Công thức = số phản hồi nhanh/tổng sổ phàn nàn.
- Tỷ lệ này được tính thông qua các đợt khảo sát về ý kiến của khách hàng.
3. Số khiếu nại tranh chấp
- Là số khiếu nại dẫn đến tranh chấp giữa công ty và khách hàng.
- Chỉ số này được đo bằng tổng số khiếu nại tranh chấp và tỷ lệ tranh chấp/tổng số khiếu nại.
4. Tỷ lệ số khách hàng khiếu nại
- Công thức = tổng số khách hàng khiếu nại/tổng số khách hàng.
- Tỷ lệ này càng cao, chứng tỏ sản phẩm hay dịch vụ của bạn đang rất có vấn đề.
5. Tỷ lệ khiếu nại theo lĩnh vực
- Khi nhận được khiếu nại, sau mỗi tháng, các thành viên liên quan cần tập hợp và phân loại các khiếu nại theo lĩnh vực, nguyên nhân khác nhau.
- Sau đó sắp xếp theo thứ tự giảm dần.
- Bạn cần tập trung giải quyết các khiếu nại theo thứ tự từ trên xuống theo nguyên tắc pareto.
KPI về thị phần
1. Thị phần của công ty so với toàn bộ thị trường
- Đó chính là tỷ lệ % giữa doanh số của công ty so với doanh số của toàn ngành.
- Thị phần của công ty so với phân khúc mà nó phục vụ: đó là tỷ lệ % giữa doanh số của công ty so với doanh số của toàn phân khúc.
2. Thị phần tương đối
- Đó là tỷ lệ so sánh về doanh số của công ty với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất.
- Nó cho biết vị thế của sản phẩm của công ty trong cạnh tranh ở trên thị trường như thế nào.
3. Tăng thị phần nhưng tăng trưởng có bằng không?
- Công ty cần so sánh mức tăng thị phần của công ty so với mức tăng thị phần của các công ty khác.
- Đôi khi công ty tăng thị phần nhưng mức tăng trưởng lại kém hơn các công ty khác thì công ty cần xem xét lại.
KPI về sự thoả mãn khách hàng
Bạn có thể tiến hành đánh giá sự thoả mãn của khách hàng qua các chỉ số sau:
1. Mức giá có phù hợp
2. Chất lượng
3. Tiến độ
4. Mức độ phản hồi các yêu cầu
5. Dịch vụ
KPI về khách hàng
1. % doanh số khách hàng mới
- Tỷ lệ này = doanh số từ khách hàng mới / tổng doanh số.
- Tỷ lệ nào cho biết tỷ lệ tăng doanh số của công ty từ số khách hàng mới là bao nhiêu?
2. Số khách hàng mới
- Tỷ lệ này = số khách hàng mới / tổng số khách hàng
- Tỷ lệ nào cho biết
3. Doanh số trung bình mỗi khách hàng/năm
- Tỷ lệ này = tổng doanh số / tổng số khách hàng.
- Tỷ lệ này cho biết mỗi khách hàng mang lại cho bạn doanh số bao nhiêu? Bạn có biên pháp nào để tăng doanh số trên một khách hàng hay không?
4. Tỷ lệ lợi nhuận trên khách hàng
- Tỷ lệ này = lợi nhuận thuần/tổng số khách hàng.
- Tỷ lệ này cho bạn biết lợi nhuận trung bình do một khách hàng tạo ra là bao nhiêu? Ai là người mang lại nhiều và ít lợi nhuận, do vậy bạn sẽ có chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp hơn.

KPI về Marketing

KPI về quảng cáo
kpi marketing
KPI Marketing
1. Chi phí quảng cáo trên 1000 khán giả mục tiêu:
- Bạn nên tính chi phí quảng cáo này cho từng kênh khác nhau để xác định hiệu quả của từng kênh.
- Bạn có thể tính trung bình cho tất cả các kênh và so sánh với đối thủ cạnh tranh để so sánh hiệu quả.
2. Mức độ biết đến sản phẩm: được đo lường trước và sau quảng cáo
- Tỷ lệ = số người nhận ra sản phẩm của bạn/tổng số người thu thập.
- Tỷ lệ này được đo lường trước và sau khi quảng cáo.
3. Tỷ lệ phần trăm những người nhận lại (nhớ có trợ giúp), nhớ lại (nhớ không cần trợ giúp)những chi tiết trong thông điệp quảng cáo
4. Đánh giá của khách hàng về các thông điệp quảng cáo (tính gây ấn tượng, khả năng tạo niềm tin)
5. Mức độ ưa thích của khách hàng đối với thông điệp và chương trình quảng cáo
6. Số lượng người hỏi mua sản phẩm được quảng cáo sau chương trình quảng cáo
7. Doanh thu của sản phẩm được quảng cáo: được đo lường trước và sau chương trìnhquảng cáo
- Bạn cần đo lường toàn bộ công ty và nhiều kênh bán hàng khác nhau.
- Bạn có thể dùng phương pháp cắt các thông điệp quảng cáo khi đến mua hàng giảm giá để đo lường hiệu quả của từng kênh.
- Một cách theo dõi và đo lường rất thực tế, hiệu quả mà bạn đừng bỏ qua là hỏi các khách hàng, họ biết về công việc kinh doanh của bạn từ nguồn thông tin nào.
KPI về hoạt động khuyến mãi
1. Tỷ lệ doanh số thời gian khuyến mãi và trước khi khuyến mãi. Nếu số lượng khuyến mãi thấp chứng tỏ sản phẩm của bạn không hấp dẫn hoặc là hoạt động truyền thông chưa được tốt.
2. Tỷ lệ doanh thu sau khuyến mãi và trước khuyến mãi. Sau thời gian khuyến mại thường là doanh thu giảm xuống, do khách hàng chưa dùng hết sản phẩm. Do vậy tỷ lệ doanh thu thấp hơn so với trước khuyến mãi cùng không làm bạn lo lắng.
3. Tỷ lệ doanh thu sau khuyến mãi (một thời gian dài) / trước khi khuyến mãi. Nếu tỷ lệ này thấp hơn so với trước khi khuyến mãi chứng tỏ hiệu quả khuyến mãi của bạn chưa tốt.
4. Tỷ số chi phí khuyến mại (giải thưởng, quảng cáo cho khuyến mại, quản lý khuyến mại) trên doanh thu .
KPI về hoạt động quan hệ công chúng
1. Hiệu quả bài pr, thông cáo báo chí
- Chỉ số này phản ánh các đơn vị truyền thông đã đăng tải nội dung thông điệp có hiệu quả hay không?
- Mỗi bài pr bạn liệt kê ra các ý quan trọng mà bạn muốn truyền thông và cho điểm trọng số vị trí quan trọng của ý đó. Tổng trọng số là 10.
- Bạn đánh giá xem báo nào đã đăng tải đúng bao nhiêu ý, ví dụ 3 ý thì bạn cộng các điểm lại.
- Tiếp đó bạn đánh giá nội dung thuyết phục của bài đó. Thang điểm là 10.
- Điểm trung bình hiệu quả của báo đó = (điểm nội dung + điểm thuyết phục)/2.
- Bạn đánh giá trọng số mức độ quan trọng của tất cả các tờ báo mà bạn tham gia, tổng trọng số là 10.
- Nhân trọng số với điểm hiệu quả và cộng tất cả lại / 100.
2. Thăm dò dư luận
- Mục đích là tiến hành thăm dò sự hiểu biết đúng đắn khách mời và các đại lý, nhà phân phối đã đọc thông cáo báo chí trên báo.
- Việc tìm hiểu chia nên chia làm 2-3 kỳ, lý do là chương trình Pr có tác động lâu dài, số liệu thu nhập chỉ mang tính tạm thời.
3. Mức độ biết đến doanh nghiệp thông qua những chương trình quan hệ công chúng đã làm .
- Đo lường kết quả trước và sau khi thực hiện chương trình PR áp dụng cho những công việc có kết quả dễ đo lường
4. Mức độ biết đến sản phẩm thông qua những chương trình quan hệ công chúng đã làm
- Đo lường kết quả trước và sau khi thực hiện chương trình PR áp dụng cho những công việc có kết quả dễ đo lường
5. Nhận thức của khách hàng và công chúng về hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp
- Đo lường kết quả trước và sau khi thực hiện chương trình PR áp dụng cho những công việc có kết quả dễ đo lường
6. Phản hồi ý kiến của đối tượng
- Các đối tượng có thể viết bài nói về cảm nghĩ gởi đến báo chí
- Lượng người gọi ĐT đến công ty nhằm biết thêm thông tin
- Lượng khách hàng phàn nàn về thông tin công ty
KPI về internet marketing
1. Tỉ lệ người truy nhập mới:
- Tỷ lệ này bằng số người truy cập mới / tổng số người truy cập.
- Bằng cách đánh giá riêng tỉ lệ hoán chuyển người truy nhập mới, bạn mới có thể nhìn thấy rõ hơn hiệu lực của những công cụ tìm kiếm hay các chiến dịch quảng cáo của công ty.
2. Tỉ lệ quay lại của người truy nhập cũ
- Bằng cách theo dõi tỉ lệ này, bạn có thể biết Web site của bạn có được nhiều khách hàng quan tâm hay không, từ đó có chiến lược đối với nội dung Web site.
3. Số trang xem/ truy nhập
- Tỷ lệ này phản ánh sự hấp dẫn site đối với người xem.
- Việc tăng tỉ lệ trang xem/ truy nhập chỉ ra nội dung của bạn đang được người đọc quan tâm bằng việc người xem dành thời gian để xem các trang.
- Tuy nhiên một tỉ lệ cao cũng có thể là do quy trình thanh toán và xem sản phẩm phức tạp quá mức cần thiết.
4. Số hàng/ đặt hàng
- Bạn nên có một công cụ theo dõi bao nhiêu hàng được xem trên một lần đặt hàng. Điều này giúp bạn tìm hiểu được hành vi của người mua hàng để từ đó đưa ra chiến lược marketing và bán hàng phù hợp hơn.
5. Giá trị đặt hàng trung bình
- Tuỳ theo từng lĩnh vực kinh doanh mà giá trị đặt hàng trung bình sẽ khác nhau, chính vì vậy mục tiêu về giá trị trung bình của bạn cũng khác nhau. Tuy nhiên nếu bạn đo lường giá trị này thường xuyên, bạn sẽ có thông số giữa các năm, điều này hỗ trợ cho marketing rất nhiều.
6. Tỉ lệ bỏ Web ngay khi truy nhập
- Sự kiện này xảy ra khi một người truy nhập một trang trên site của ban và cũng ngay lập tức họ nhấn chuột rời bỏ Web site ra không quay trở lại.
- Tỉ lệ bỏ Web cao có thể do nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố thời gian tải Web chậm, nội dung không phù hợp với người truy nhập, thiết kế giao diện không cuốn hút, …
- Bạn nên theo dõi liên tục tỉ lệ bỏ Web này trong các trang Web quan trọng bao gồm trang chủ và những trang có SEO hoặc PPC.
7. Thời gian tải trang Web
- Thời gian tải trang Web chậm có thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ bỏ Web ngay khi truy nhập cao.
- Bạn nên kiểm tra thời gian tải trang Web với nhiều tốc độ kết nối hoặc với các công cụ kiểm tra trực tuyến.
8. Nguồn truy nhập vào Web site của bạn
- Với công cụ Google Analytics cho phép bạn theo dõi nguồn truy nhập theo 3 danh mục: Truy nhập trực tiếp (bằng cách gõ trực tiếp URL Web site của bạn), Truy nhập từ kết quả tìm kiếm (kết quả trả về bao gồm cả SEO và PPC), cuối cùng là từ các site tham chiếu (từ bất cứ site nào liên kết đến Web site của bạn).
- Tuỳ theo mỗi site mà tỉ lệ truy nhập có khác nhau, tuy nhiên nếu số lượng người truy nhập trực tiếp tăng lên, điều này đồng nghĩa với thương hiệu của bạn đang được nhiều người quan tâm.
9. Số lượng đặt hàng trên mỗi khách hàng trong một năm
- Con số này cho bạn biết một người khách hàng đặt hàng bao nhiêu lần trong một khoảng thời gian. Đây là một công cụ tốt cho phép bạn xác định bạn nên chi bao nhiêu tiền cho marketing hoặc làm marketing lại.
10. Tỉ lệ huỷ bỏ thanh toán/ giỏ hàng
- Bạn nên đo lường tỉ lệ phần trăm số khách hàng rời bỏ thanh toán/ giỏ hàng trong từng bước thanh toán.
- Chẳng hạn: bao nhiêu phần trăm khách hàng rời bỏ sau khi đưa sản phẩm vào giỏ hàng? Sau khi nhập thông tin hoá đơn, vận chuyển?
- Sau khi nhập thông tin thẻ tín dụng? Tỉ lệ rời bỏ quá cao là dấu hiệu của quy trình thanh toán không tốt.
11. Số lượng bỏ Web ngay khi truy nhập/ Số lượng truy nhập trang chủ
12. Số lượng bỏ trang một sản phẩm ngay khi truy nhập/ Số lượng truy nhập trang sản phẩm đó
13. Số lượng bỏ trang sản phẩm ngay khi truy nhập (người mới)/ Số lượng người mới
14. Số lượng bỏ trang sản phẩm ngay khi truy nhập (người cũ)/ Số lượng người cũ

nguồn: sưu tầm Internet