Mới nhất

Latest Posts
Browsing Category " Viết nên cảm xúc "

Viết nên cảm xúc số 2 - Clip cảm động về tình cảm gia đình

- Saturday, March 16, 2013 No Comments
Viết nên cảm xúc số 2... Tình yêu thương đã làm nên những điều thật lớn lao.

 

Viết nên cảm xúc số 1

- Friday, March 1, 2013 No Comments
một thời.......để rồi đổi thay....
Chắc có lẽ không có con đường bằng phẳng...Tôi đã từng lầm tưởng và mơ ước những thứ cao xa, để hy vọng và rồi để thất vọng. Bước vào năm một đại học, tôi chập chững "bước vào đời" với tâm thế của một cậu học trò nhỏ bé, rụt rè, ngại tiếp xúc, giao tiếp đối với tôi dường như là một điều gì đó thật là khó, tôi cứ "thích" cô lập mình với cuộc sống xung quanh, một ngày đối với tôi là ngồi bên đóng sách vở, để "cày" theo nghĩa mà mọi người gọi là kẻ mọt sách, ... Sau những phút giây đó, tôi lại ngồi trầm ngâm suy nghĩ, đôi khi cứ nghĩ về những thứ vớ vẫn, có những lúc suy nghĩ ra nhiều điều mà chính mình cũng thấy nó thực sự ích kỉ, dường như mình sống quá nội tâm thì phải? Chắc là vậy, không giao du, ít chơi bời. Mọi người cùng xóm trọ luôn nhìn về tồi với 1 ánh mắt xa lạ ngoài cậu bạn học cùng trường đại học. Hồi cấp ba cũng vậy , từ một cậu bạn 8 năm liền học giỏi, tôi đã phá phách gần 2 năm, chơi game, hút thuốc, chơi những trò người ta gọi là phá làng, phá xóm. Thế rồi, một biến cố gia đình lớn xảy ra, đến bây giờ nó vẫn còn dai dẳng trong tiềm thức, khiến cho mình đôi khi cứ sống khép kín, không muốn nói chuyện. Quay trở lại câu chuyện sau năm lớp tám, sau hai năm gọi là chuỗi ngày bê tha. Năm lớp mười tôi nhận kết quả học lực trung bình, gia đình và chính bản thân mình  không nghĩ đó là kết quả của mình. Cha đâm ra sầu tư và càng ngày càng tệ hại vì mình, cộng thêm ông luôn suy nghĩ về một thời sa cơ lỡ vận của mình vì mang danh con ngụy... Thương mẹ, thương cha, tôi biết suy nghĩ hơn, nhưng đôi khi cũng còn quá bốc đồng và hành động"con nít". Con đã "tu" và không có một thứ gì có thể mê hoặc được tôi nữa, game và lũ bạn... Tôi đã tách biệt khỏi cuộc sống mà gần hai năm sa đọa, tuổi thơ chắc đã hết, mình chính thức bước giai đoạn "chuyển tiếp" của cuộc đời. Năm mười một rồi mười hai, hai năm cố gắng và cuối cùng cũng đã đạt được cái danh sinh viên, cái danh mà cha tôi từng hằng mong, tui thì cũng tháy ít nhất đó là con đường đúng, con đường mà ít nhất rồi mình cũng thoát khỏi cảnh bán mặt cho đất bán lưng cho trời.  




Năm ba đại học, giờ nghĩ lại chuyện của mình cũng chẳng ra làm sao, càng nghĩ càng vô nghĩa theo cách nghĩ " \của tôi". Cái tôi suy nghĩ đó quá tiêu cực, rứa sao mà mình vẫn cứ suy nghĩ. tự nhủ, hãy từ bỏ và mình sẽ thành công. Tự thúc bản thân, không ngừng hoàn thiện... Dường như càng lớn ít nhất mình cũng đã biết suy nghĩ hơn. Giờ vẫn luôn tự nhủ :"Hãy luôn thay đổi để thích nghi hơn với cái xã hội rối ren phức tạp ni" :)
1h17' 15/3/2013
Duy Phan







Sinh viên dễ yêu, dễ đứt

- Wednesday, January 23, 2013 No Comments

Từ một chàng sinh viên báo chí thông minh, hào hoa, Huy báo chí đã trở thành Huy “nhớp" vì Hà hoa khôi của cậu xuất ngoại theo sự tính toán của mẹ nàng.
Những mối tình sinh viên trung thực, nó không dung hòa với giả dối, lọc lừa, nó trong sạch đến thuần khiết, thánh thiện mà gần gũi đời thường. Đẹp thế, trong sáng thế tình yêu sinh viên; vậy sao những mối tình sinh viên lại thường "giữa đường đứt gánh" hay "qua cầu gió bay"....

Sinh viên: Trăm năm một chữ yêu

Tuổi trẻ, sức khỏe và thời gian, ba yếu tố đã tạo nên bao tình yêu đẹp tuổi giảng đường. Trong cuộc đời, ai bước qua tuổi sinh viên cũng ít nhất một lần buộc trái tim xao động. Sinh viên trong thời gian nào, không gian nào họ cũng có một tình yêu tương đối giống nhau: Giản dị, trong sáng và thánh thiện.

Với Hoàng Thanh, sinh viên kiến trúc: “Tình yêu ư? Mình và nàng học cùng lớp, nên mỗi sáng mình đạp xe trước mười phút để đón nàng đi học, thỉnh thoảng hai đứa cúp tiết lên căng tin, tối thứ bảy hai đứa tìm đến quán cà phê quen thuộc nghe nhạc Trịnh...”. Vậy mà đã ba năm rồi đấy, còn bây giờ...?

Sinh viên Trường Đại học Sư phạm vẫn còn rỉ tai nhau về chuyện tình của sinh viên Trọng Minh và Như Hoa dài dài, vì chàng Jô và nàng Juy này đã thêu dệt một mối tình thành giai thoại. Hoa học khoa Văn, còn Minh học khoa Toán, hai người quen nhau thật giản dị và tình yêu đến theo tiếng đàn của Minh và những bài thơ tình không biên giới trong ngành học của họ.

Cùng dân ký túc xá với nhau lại ở sát phòng nhưng những ngày đầu Hoa "ghét lão học toán kia kinh khủng". Một buổi tối, Hoa đang ngồi vân vê làm thơ bỗng ầm, "lão học toán" rơi từ cửa thông gió xuống chiếc giường gác của Hoa. Minh ấp úng: “Hoa đừng la lên, bà Thanh cơm bụi vào tìm mình đòi nợ...”. Tình yêu của họ bắt đầu từ đó.

Mỗi tối thứ bảy, ký túc xá lại vui hơn, náo nhiệt hơn khi có tiếng đàn, giọng hát của Minh và Hoa. Vậy là yêu nhau đã gần 4 năm, chỉ còn vài tháng nữa ra trường, ai cũng chúc cho họ cầm tay đi hết quãng đường đời còn lại.

Nửa đường đứt gánh tương tư

Tháng ba. Tháng đầy nắng và gió để chuẩn bị bước vào mùa hạ. Tháng mà sinh viên ai cũng ngập ngừng khi bước tới giảng đường, lớp học mình đó, thầy cô dạy mình, căng tin, hội trường và những đêm văn nghệ... tất cả đang từ từ khép lại.

Sinh viên năm cuối, người làm luận văn, kẻ ôn thi tốt nghiệp, tất cả miệt mài nhưng nhiều người vẫn giật mình vì yêu. Ai đã phải nói lời chia tay thì giận-hờn-trách đời-trách người. Ai đang yêu thì giật mình với thực tế ra trường.

Hơn 90% tình yêu đều phải dừng lại ở năm cuối khi ra trường. Một con số phũ phàng. Các bạn sinh viên đã dày công xây dựng được một tình yêu đẹp vậy tại sao gần tới đích lại phải chia tay?

Với Hoàng Thanh, “mình và nàng đau khổ lắm, nhiều khi tưởng mình như đang tồn tại chứ không phải sống khi phải chia tay”. Thanh quê ở Hà Tĩnh, nàng quê lại ở Hà Nội. Thanh không thể đưa người yêu về quê lập nghiệp vì gia đình nàng ngăn cản, với lại nàng không thể phù hợp với núi rừng. Còn Thanh không thể bám trụ lại thành phố.

Nhiều mối tình sinh viên đẹp thật đấy nhưng họ buộc phải chia tay khi đối mặt với việc làm. Trong khi thành phố đang "thừa thầy thiếu thợ" thì những cử nhân được đào tạo xong khó "bám đường tàu" ở thành phố. Chính yếu tố không gian địa lý khi ra trường đã làm cho bao người khóc thầm nuốt hận trong cuộc tình đẹp phải chia xa.

Thực tế không gian địa lý tìm việc cách xa nhau đã làm nhiều mối tình tan vỡ song đó chưa phải là tất cả. Từ một chàng sinh viên báo chí thông minh, hào hoa, Huy báo chí đã trở thành Huy “nhớp" vì Hà hoa khôi của cậu xuất ngoại theo sự tính toán của mẹ nàng. Đã bước sang thế kỷ XXI, nhưng nhiều ông bố, bà mẹ vẫn một mực quán triệt "yêu là quyền của tụi nó, còn hôn nhân là quyền của bố, mẹ".

Thay lời kết

Sinh viên họ học tập, họ yêu nhau đến với nhau bằng tất cả những gì họ có. Song hầu hết tình yêu sinh viên đều tan rã khi họ phải đối mặt với áp lực quá lớn về việc làm khi ra trường. Để rồi đi qua thời sinh viên, họ lại nghĩ về nhau và cầu mong cho người mình yêu được hạnh phúc.

Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của mỗi người khi qua cửa ải tình yêu. Tình yêu sinh viên mãi tồn tại, nó thanh lọc tâm hồn mỗi con người để sống tốt hơn, bản lĩnh hơn trong cuộc đời.

(Theo CAND)