Mới nhất

Latest Posts
Browsing Category " Email Marketing "

PHÂN TÍCH MỘT NEWSLETTER HAY CỦA NAVIGOS - Cách viết Email Marketing

- Friday, May 10, 2013 No Comments



Có một câu danh ngôn là
“Cuộc đời không lưu lại những gì bạn suy nghĩ mà chỉ lưu lại những gì bạn thành công”.
Có thật vậy hay không?
Marketer có thể mất hàng giờ để viết và hoàn chỉnh một email, song nỗ lực ấy chỉ được người khác đánh giá trong vài giây ngắn ngủi. Và liệu bức thư của bạn có đủ thuyết phục một phần trong số những người nhận – dành thời gian cho một bức thư “quảng cáo” để đọc và cảm nhận những gì bạn muốn truyền tải không?
Hãy tự hỏi chính bản thân mình – trong hàng ngàn newsletter bạn nhận được mỗi ngày, những đặc điểm nào của email ấy khiến bạn dừng lại và mở ra xem? Sẽ có rất nhiều câu trả lời – song TYM xin chia sẻ với các bạn một lá thư đã “chinh phục” một thành viên TYM. Lá thư này đến từ Navigos Group – một tập đoàn “săn đầu người” [head-hunter]. Mời các bạn cùng TYM tìm hiểu hành trình “chinh phục trái tim”.
Trước tiên, bạn hãy click trái vào hình dưới để xem và dành 2 phút để đọc nội dung của newsletter:
Bài viết sẽ phân tích những cái hay của email qua 2 yếu tố: Thiết kế và Nội dung
1. Thiết kế:
Mỗi newsletter là một điểm tiếp xúc của khách hàng với thương hiệu, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt với hàng chục mail đối thủ khác trong inbox,  vì vậy nếu được thiết kế với bố cục, màu sắc, font chữ khác nhau (tuỳ tâm trạng của designer ;) ) thì sẽ lãng phí đi rất nhiều cơ hội khách hàng nhớ đến nhận diện thương hiệu của mình (Tham khảo thêm “Download 11 Brand guidelines).
Designer của Navigos đã tuân thủ rất chặt chẽ Brand guideline khi thiết kế. Vào trang chủ của Navigos và bạn sẽ thấy rất rõ điều đó qua:
A/ Màu sắc
Dùng đúng 2 màu chủ đạo xanh và cam của website:
B/ Layout (Bố cục)
Tổ chim và câu trích dẫn bên cạnh cũng được đặt rất khớp như bố cục của website:
C/ Font – Dùng cùng font chữ  như website
D/ Việc đưa thanh điều hướng (Navigation) vào mail giúp tăng sự tương tác của người đọc. Sau khi xem xong họ có thể click vào những nút (button) đó để vào website:

E/ Logo: Vị trí và kích thước của Logo không thay đổi so với ở website
Tóm lại, layout được thiết kế với màu sắc nhẹ nhàng nhưng không quá đơn điệu và đặc biệt tạo sự liên tưởng khá tốt đến bộ nhận diện thương hiệu của Navigos, chỉ cần nhìn qua bạn đã có thể nhận ra “anh ấy” :) .
TYM đã xem nhiều bài viết về newsletter nhưng rất ít thấy đề cập đến tầm quan trọng của thiết kế, cho designer của Navigos 9/10 điểm 8) .
2. Nội dung:
A/ Tiêu đề (Title)
“Keep persevering in your career goal!” – “Hãy kiên trì với mục tiêu sự nghiệp của bạn”. Một tựa đề đơn giản – song rất sâu sắc, nhất là đối với khách hàng mục tiêu (target audience) của Navigos Group, vốn là các nhân sự cấp cao và đã có nhiều kinh nghiệm.
Đơn giản, chân thành nhưng không hời hợt như kiểu “giật tít” rất thường gặp của các email hiện nay – TYM tin Navigos Group đã đầu tư một cách khá nghiêm túc vào từng email và rất tự tin với định vị khách hàng của mình để truyền tải thông điệp này:
B/ Hình và câu trích dẫn
Mở đầu email là một banner với hình ảnh giản dị và rất gợi – một chú chim đang xây tổ.
Dòng chữ đầu tiên đập vào mắt là câu nói của Walter Elliott: “Perseverance is not a long race; it is many short races one after another.” Một hình thức gợi mở chủ đề mà Navigos sắp đề cập một cách khá lịch lãm. Từ khóa “perseverance” – sự kiên trì, một lần nữa được xuất hiện. Chính điều này đã dẫn bạn đi tiếp một cách tò mò.
C/ Say Hi!
Sự thân thiện đến với hình ảnh một thành viên cấp cao trong Navigos, nụ cười tươi và ánh mắt tự tin:
Không phải là một email chung chung gửi đến bạn trong cả ngàn người, và cũng không hề là từ một công ty gửi đến một cách rất lạnh lùng mà là ‘Hello Hân” (Hân TYM). Đến đây TYM bỗng nhớ đến câu “Không âm thanh êm ái nào như tên của người được gọi” (Đắc Nhân Tâm – Dale Carnegie).
Bạn có thể sẽ tròn mắt “Wow! Regional Director gửi mail cho mình và còn xưng tên rất thân mật!” và thở phào – không phải xì pam (Spam)! Mối liên kết giữa người gửi thư và người nhận đã được thiết lập.
(Nếu là TYM, có lẽ chữ “Han” sẽ được bỏ thêm dấu thành “Hân” để thêm gần gũi :-[) )
=> Tiêu đề thú vị (A), hình ảnh đầy cảm hứng (B) kèm một tiếng gọi tên (C), Navigos rất biết “The art of saying “Hello”".
D/ Nội dung chính (Main content)
Lưu ý: Bạn nên dành ra 2 phút để đọc hết nội dung (tiếng Anh nhưng rất đơn giản và súc tích), “lắng” một chút rồi hãy đọc tiếp nhé!
TYM chia làm 7 phần nhỏ:
1. Say Hi (Đã phân tích ở trên)
2. Mở bài (Dẫn dắt vào câu chuyện):
“Nếu bạn thắc mắc câu nói này hàm ý gì, vậy hãy đọc câu chuyện của chúng tôi nhé! Một cộng sự của chúng tôi cũng có thắc mắc giống như bạn và đây là câu chuyện cụ thể nhất mà chúng tôi tìm ra để giải thích cho cô ấy. Giờ đây chúng tôi cũng muốn chia sẻ cho bạn nữa!”
Phải chăng bạn có thấy ý nghĩa hơn nếu một ai đó tình cờ phát hiện ra một điều gì hay và lập tức chia sẻ với bạn? Hơn thế nữa, chúng ta luôn thích những câu chuyện, đặc biệt là những câu chuyện mang tính nhân văn.
3. Kể câu chuyện về sự kiên trì phi thường của loài chim nhỏ bé
4. Liên hệ đến bản thân người đọc:
Rất hay ở câu chuyện này là sự liên quan đến Navigos – người làm nghề tuyển dụng – và người đọc – người muốn được tuyển dụng – về mặt ý nghĩa. Con đường khởi nghiệp của chúng ta – những sinh viên trẻ, mới ra trường cũng giống như hành trình xây tổ của chú chim. Vì vậy, “be persevere!”
5. Chia sẻ kinh nghiệm thực tế:
2 tips nhỏ nữa để bạn có thể tự tin hơn trong thời gian hồi hộp ngồi chờ tiếng chuông điện thoại. Có thể những tips này bạn đã biết nhưng vẫn sẽ cảm thấy hài lòng và một chút thích thú khi được chia sẻ.
6. Gởi lời chúc:
TYM đặc biệt thích câu “So be like the birds and be persevere – do the singing too, it will keep you smiling.”
7. Kí tên kèm chức vụ
Lần đầu tiên sau khi đọc xong cả một email, TYM mới nhận ra đây là newsletter bởi sự gần gũi, nhẹ nhàng và một cảm hứng tích cực lan nhè nhẹ trong tim.
E/ Take action:
Chờ gì nữa! Bạn hoàn toàn có thể ứng dụng tinh thần của câu chuyện thông qua danh sách công việc tiềm năng chúng tôi cung cấp dưới đây:
Tổng thể bức thư là sự gắn kết hoàn hảo về nội dung với hình thức kể chuyện thân mật cùng thiết kế không màu mè nhưng hiệu quả. Tất cả cùng giúp hướng người đọc theo đúng mục tiêu của tác giả. Nói cách khác, người gửi hiểu rất rõ những độc giả của mình và biết chính xác điều mình mong muốn và cách đạt được mục tiêu đó.  Sau khi đọc xong, bạn có “đồng cảm” với TYM không?
———————————–
Vậy làm thế nào để email của bạn nổi bật và hiệu quả hơn so với hàng tấn email đang bay vèo vèo ngoài kia?
5 câu hỏi sau sẽ giúp bạn:
1. Mục đích của lá thư là gì?
2. Đối tượng nhận thư là ai?
3. Lý do nào khiến họ sẵn sàng dành thời gian đọc thư của bạn?
4. Làm cách nào để người nhận dễ dàng cảm nhận được thông điệp nhất?
5. Họ có thể “take action” được sau khi đọc thư của bạn không? Bằng cách nào?
Kết:
Email hay thư giấy đều sinh ra để mang thông tin đến cho người nhận, vì vậy, tùy theo nội dung, loại hình mà bạn nên lựa chọn những điều hay đẹp nhất cho “tác phẩm” của mình. Đọc xong bài viết dài này, bạn chỉ cần nằm lòng câu khẩu huyết sau của dân content writer (người viết nội dung) ở VN cũng như thế giới là đủ:
“Content is KING”
Xin hãy nhớ giùm, khách hàng luôn trông chờ được nhận những lời chúc, sự  chia sẻ kinh nghiệm hay những giải pháp cho điều mà họ đang trăn trở, cuối cùng mới là những lời chào hàng của bạn.
Lá thư của Navigos, theo cảm nhận của TYM đã làm được.

Cách viết một Email marketing như thế nào

- 1 Comment

Bạn đang băn khoăn không biết viết một Email Marketing như thế nào, hãy thử mở Email quảng cáo trong hòm Inbox của bạn hoặc trong mục Spam và đọc thử một vài cái email, cộng với hướng dẫn trong bài viết này thì bạn sẽ có thể làm được điều mà mình cần...

Đã đến lúc kĩ năng viết rèn cả chục năm có dịp được dùng.
Đã đến lúc vận dụng tư duy logic và sức sáng tạo bấy lâu tích lũy.
Đã đến lúc vận hết vốn sống, thuyết phục người đọc nhấp vào mail.
1. Title is king
Thường các Marketies sẽ đầu tư rất công phu vào nội dung, thiết kế, landing pages …song đầu tư rất sơ xài vào tiêu đề. Đó thật sự là một sai lầm, bởi vì nếu người đọc không mở email thì tất cả những thứ “đằng sau bức màn” đều vô nghĩa.
Kinh nghiệm của TYM là nên đầu tư hẳn 1-2 buổi để brainstorm ra 20 – 50 tiêu đề, trong đó có những “hot button” – là những từ khóa gây chú ý và quan tâm. Sau đó cầm list tiêu đề email đó đi hỏi những người khách hàng tiềm năng xem họ quan tâm tiêu đề nào – lọc xuống còn khoảng 5 tiêu đề, và tiến hành gửi thử – trên mẫu thử là 100 email (5×100 = 500 email). Tiêu đề nào có tỷ lệ mở cao nhất sẽ được chọn làm tiêu đề chính thức.
Chỉ một tiêu đề email, sao phải công phu như tagline (slogan) của cả một chiến dịch quảng cáo vậy? Tất nhiên rồi – và thậm chí phải công phu hơn, vì tiêu đề email phải đủ mạnh để khuyến khích người đọc tương tác (mở ra) chứ không chỉ để cảm thấy hay, dễ nhớ như tagline.
Giữa một rừng email nhận được hàng ngày, khách hàng sẽ dành 2-5 giây để lướt qua 1 email tittle và quyết định có mở ra không. Vì vậy, email tittle của bạn cần phải
a. Thu hút
Thế nào là thu hút? Hãy nói điều họ quan tâm hay chia sẻ một lợi ích:
Vd:
Không thu hút: Giới thiệu dịch vụ thiết kế website của công ty XYZ
Thu hút: Click vào để tìm hiểu cách một website tốt có thể giúp bạn tăng 300% doanh số.
Ngoài yếu tố thu hút, còn có 2 yếu tố khác: khẩn cấp (urgency) và cá nhân hóa (personalize).
b. Khẩn cấp.
Phải nói được vì sao họ nên mở email NGAY BÂY GIỜ.
Vd:
Không khẩn cấp: Click vào để nhận khuyến mãi hấp dẫn từ XYZ
Khẩn cấp:
Option 1: Chỉ 500 quà tặng trị giá 1 triệu VND và 10,000 người đang chờ đợi … nhanh tay lên nào!
Option 2: Chỉ còn 24 tiếng để là một trong 500 người may mắn nhận khuyến mãi 1 triệu VND từ XYZ
c. Cá nhân hóa.
Cá nhân hóa (Personalize) là một chức năng có trong những hệ thống gửi EM chuyên nghiệp, trong đó có thể truy xuất dữ liệu từ danh sách và tạo ra những email cá nhân đến từng người. Lưu ý là để thực hiện điều này, bạn cần phải có 2 điều: 1 – thông tin đầy đủ, 2 – một hệ thống gửi EM chuyên nghiệp.
Vd:
Cấu trúc chuẩn: [tên], bạn nghĩ sao nếu TYM nói rằng bạn có thể tăng 300% doanh số cho [công ty]
Kết quả:
A.Sơn – công ty A => Sơn, bạn nghĩ sao nếu TYM nói rằng bạn có thể tăng 300% doanh số cho công ty A?
A.Dũng – công ty B => Dũng, bạn nghĩ sao nếu TYM nói rằng bạn có thể tăng 300% doanh số cho công ty B?
Nghe thật …giật mình phải không. Nếu là bạn, bạn có mở email gọi đích danh tên cúng cơm của mình không – nhiều khả năng đấy chứ?
+ Tuy TYM đưa việc viết tiêu đề lên đầu tiên nhưng đôi khi nếu không nghĩ ra thì bạn có thể đi thẳng vào viết nội dung trước. Thường trong khi soạn nội dung chính, Marketies “thấm đề” dần dần nên sẽ nảy ra những ý tưởng cho tiêu đề. Nói chung gặp câu nào khó thì mình tạm nhảy xuống làm câu khác, xong thì quay lại giải tiếp, vẫn kịp giờ nộp bài chán!
2. Nội dung
Rồi nào, cứ cho là khách hàng đã mở email của bạn – phần ít vì tài marketing của bạn, phần nhiều vì sự dễ dãi của khách hàng. Song điều đó sẽ không tồn tại lâu đâu, vì họ sẽ xăm soi từng chữ trong email – hay chính xác hơn là trong 3 dòng đầu, để tìm ra lý do đọc tiếp những dòng sau.
Vì vậy, bạn cần có một đoạn mở đầu thật ấn tượng, đầy thu hút và nêu ra lợi ích cụ thể. Bạn cần có những thứ sau trong 3 dòng đầu tiên:
-        Vì sao tôi nên đọc tiếp email này? Email này nói về điều gì tóm lược ngắn gọi nội dung email.
-        Đọc tiếp thì tôi sẽ có lợi ích gì?
-        Mà khoan, anh là gã quái nào thế hả?
Ví dụ về một đoạn mở đầu của một email từ trang web Rich Dad của tác giả Robert Kiyosaki:
“ Chào Dũng (cá nhân hóa), đầu tiên tôi rất biết ơn vì bạn đã mở email này ra (chà, được đấy) – và vì lợi ích của chính bạn (ủa, vậy hả? lợi ích gì ta?). Tôi là Robert Kiyosaki, tác giả best-seller 5 năm liền do tạp chí New York Times bình chọn (chà, một người đáng để lắng nghe đây). Tôi ở đây để chia sẻ với bạn về một thứ mà ai trong chúng ta cũng phải dùng, nhưng rất ít người dùng đúng cách – vâng, đó là tiền (wow, chính xác, phải đọc tiếp thôi). Trong email này sẽ có những chia sẻ chung để bạn có thể bắt đầu con đường tìm đến sự tự do tài chính, điều mà tôi tin là rất quan trọng với chất lương cuộc sống của bạn (quá tuyệt, kéo xuống xem nào).
Rất nhẹ nhàng, sâu sắc, đơn giản, thẳng thắn và tinh tế. những suy nghĩ này chỉ diễn ra trong vòng 5 – 15 giây đồng hồ thôi – và đó là “thời điểm của đẳng cấp”. Tiếc thay, thành công không bao giờ là số đông…
3 Call to action – Hành động
Một phần mở đầu hay là yếu tố tiên quyết đến thành công, song không phải tất cả. Có những email rất hay, song thiếu những “nút thắt” để khiến người đọc quyết định – trong trường hợp này là click vào website để xem thêm. Nói như cách TYM hay dùng, là trận đấu thiếu bàn thắng. Cuối cùng thì chúng ta vẫn cần bàn thắng để kết thúc trận đấu phải không nào?
Trong khi người đọc đang thả mình vào bản tình ca bạn viết trên email, hãy tỉnh táo để lay họ dậy và bảo: “này, vào website đi chứ”. Đó thường là những câu ngắn gọn, và đanh thép – nêu bật lý do họ nên vào website. Hãy xem Rich Dad làm thế nào nhé:
“Wow, đọc đến đây là bạn đã tham khảo qua 3 kinh nghiệm đầu tiên về tự do tài chính của tôi rồi đấy (uh, TYM cũng thấy rất hay). Bên cạnh những kinh nghiệm, tại Richdad.com, chúng tôi còn có những công cụ giúp bạn hoạch định, đo lường và nhắc nhở kế hoạch tiến đến tự do tài chính của mình (trời, hay quaaaaaa). Và một điều không thể thiếu trên những cuộc hành trình – đó là những người bạn. Hiện Richdad.com đang có 1,000,000+ thành viên tích cực hoạt động và sẵn sàng chia sẻ (sướng muốn…xỉu). Hãy click vào đây để ghi dấu chân đầu tiên của bạn trên con đường thay đổi cuộc đời mình mãi mãi (yeah, I’m comingggggggggggggggggg).”
Đã thấy khung thành rung lên chưa nào? Có gã nào mà lại không click sau khi đọc đoạn văn đầy cảm xúc ấy nhỉ? Đẳng cấp đấy – chàng ngốc ạ.
4 Yếu tố lan truyền.
Điều tuyệt vời cuối cùng và cũng là tuyệt vời nhất là người đọc thích thú đến mức gửi tiếp (forward) email của bạn cho những người quen của họ. Một hình thức viral marketing nho nhỏ – tuyệt chứ?
Làm sao làm được điều này? Đầu tiên là nội dung email của bạn phải thật hay và hữu ích – như TYM đã từng forward cho bạn bè mình một email chỉ các cách vào Facebook chẳng hạn. Bên cạnh đó, bạn còn cần khuyến khích, và thậm chí chỉ rõ là họ nên gửi email này cho ai. Hãy “chiêm ngưỡng” tuyệt tác của RichDad lần nữa.
“Dũng, tôi muốn cám ơn bạn về tất cả – thời gian cũng như sự tử tế bạn dành cho tôi khi đọc đến dòng này. Cha tôi thường nói: “Kiến thức được chia sẻ là kiến thức nhân lên” (*) – nếu bạn cảm thấy email này hữu ích, sao không chia sẻ cùng những người mà bạn nghĩ họ nên đọc?
Theo kinh nghiệm của tôi, những người đó là:
-        Người thân trong gia đình bạn – và người yêu của bạn. Bạn luôn muốn họ hạnh phúc mà?
-        Bạn bè và đồng nghiệp thân thiết của bạn. Thành công cùng với bạn bè luôn mang lại cảm giác tuyệt vời nhất.
-        Cuối cùng, là bất kỳ ai đó đang muốn thay đổi cuộc đời mình mà bạn biết được.”
Nói gì nào? Tuyệt vời đến …sững sờ. Giờ thì đến lượt bạn đấy, bạn sẽ làm được vậy chứ?
Đa phần người đọc sẽ không đọc từ trên xuống – mà sẽ lướt qua một lần và đọc đoạn mình hứng thú – rồi đọc ngược lên trên. Nên hãy cố gắng viết các đoạn trong email độc lập về nội dung – để dù chỉ đọc một đoạn, người đọc vẫn hiểu. Và điều quan trọng là bạn không nên chia sẻ hết trong email (trừ khi khuyến khích khách hàng click vào website không phải mục tiêu của chiến dịch) – nên viết để khách hàng phải click vào website xem thêm. Theo quan điểm cá nhân của TYM, khiến khách hàng mở email mà không click vào website cũng giống như nói chuyện với một cô gái đẹp mà không xin được số điện thoại vậy. Điểm giống nhau của 2 điều này là hầu hết trường hợp bạn đều không nhận được nhiều giá trị.
+ Để không lạc đề khi viết – điều rất thường gặp, Marketies nên viết ra 1 câu tóm gọn nội dung của cả email – thông điệp cốt lõi mà mình muốn người đọc nhận được sau khi đọc email ra giấy, đặt cạnh màn hình laptop hay dán lên tường trước mặt. Việc này giúp bạn luôn tập trung và luôn biết mình đang THỰC SỰ viết cái gì, thuyết phục người đọc điều gì.
+ Để soạn nội dung tốt và tiết kiệm thời gian, bạn cũng nên viết dàn ý (outline) trước, thậm chí đưa sếp hay những người ngồi cạnh xem qua. Đôi khi viết xong, đọc lại thấy đã mạnh rồi thì lại thấy do cách diễn ý của mình mà email dài tràn lan đại hải, nhìn thôi đã không muốn đọc hoặc ngược lại, viết chưa đủ thuyết phục, cách dẫn dắt nội dung chưa lạ, thông điệp chính chưa toát ra được… Tóm lại là đừng quá sa đà vào gọt dũa câu chữ, dùng từ này hay bỏ từ kia trước khi biết chắc mình đã có cách trò chuyện, thuyết phục người đọc mail tốt nhất. Hãy dành 50% thời gian cho việc này và bạn sẽ thấy ngay hiệu quả.
——————————
Kĩ năng viết dù ngành nghề nào cũng đều là một kĩ năng tối quan trọng bởi đó là cách bạn giao tiếp và truyền đạt thông điệp đến các khách hàng của mình (và kể cả trong nội bộ công ty). Mà đã gọi là kỹ năng thì phải kỹ lưỡng và siêng năng mới có thể lĩnh hội được. Từ hôm nay khi nhận một email, bạn hãy đọc và phân tích từ văn phong cho đến nội dung, từ tiêu đề cho đến cách người viết giục giã người đọc hành động. Ngoài ra đọc thêm nhiều sách báo cũng sẽ giúp bạn tăng vốn từ, chắc bố cục cũng như có thêm những ý hay – đơn giản nhưng đầy sức thuyết phục, cho những lá thư EM của mình.

tham khảo: Tech News